Kim cương ngày càng đa dạng về chủng loại với đặc điểm thẩm mỹ và giá trị riêng biệt, mang lại giá trị phong phú cho người mua. Nếu bạn còn đang băn khoăn chưa biết lựa chọn phân loại nào phù hợp với nhu cầu các nhân, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng Cao Hùng Diamond tìm hiểu những loại kim cương phổ biến và được ưa chuộng nhất trên thị trường trang sức hiện nay.
Kim cương tự nhiên có bao nhiêu loại?
Kim cương tự nhiên là một trong những khoáng vật quý giá được tìm thấy từ trong thiên nhiên. Sự hiếm có và vẻ đẹp vượt thời gian của kim cương không chỉ thu hút giới sưu tầm mà còn mang lại nhiều giá trị cho nền kinh tế.
Theo góc nhìn của khách hàng, kim cương hột xoàn được chia làm ba loại chính với những đặc trưng như sau:
Kim cương thiên nhiên
Kim cương thiên nhiên là những viên kim cương nguyên bản nhất, được hình thành và khai thác từ các mỏ sâu trong lòng đất. Loại kim cương này phải trải qua hàng tỷ năm dưới áp suất và nhiệt độ cực cao, có nhiều kích cỡ và bề ngoài không được tinh xảo.
Kim cương thô thiên nhiên chưa qua bất kỳ quá trình xử lý nào nên giữ trọn vẹn vẻ đẹp tự nhiên, cùng các dấu vết độc đáo đặc trưng của quá trình hình thành. Do sự khan hiếm ngày càng cao, loại kim cương này được định giá rất cao trên thị trường đấu giá.
Kim cương hột xoàn đã có sự can thiệp
Kim cương đã qua xử lý là loại kim cương tự nhiên đã có sự can thiệp từ công nghệ để nâng cao vẻ đẹp và chất liệu. Những viên kim cương chứa các khuyết điểm nhỏ như tạp chất, màu sắc không đạt chuẩn… sẽ được xử lý nhằm che đi các tạp chất, làm sáng và đều màu viên đá hơn. Mặc dù đã qua xử lý, kim cương loại này vẫn mang giá trị thẩm mỹ cao với chi phí hợp lý hơn so với kim cương thiên nhiên thô không qua xử lý.
Kim cương màu hoàn toàn tự nhiên
Với tỷ lệ chỉ khoảng 1/10.000 so với kim cương không màu, kim cương màu tự nhiên là loại quý hiếm và đắt giá nhất trong các loại kim cương tự nhiên. Loại kim cương này được hình thành trong điều kiện tự nhiên đặc biệt, chứa các nguyên tố hiếm, tạo nên các màu sắc phong phú như hồng, vàng, xanh lam, xanh lục, tím, đen… Trong số đó, kim cương hồng và vàng hoàng yến là những màu sắc trang sức được giới thượng lưu ưa chuộng.
Tên gọi các loại kim cương nhân tạo phổ biến
Kim cương nhân tạo các loại được sản xuất trong phòng thí nghiệm bằng cách mô phỏng các điều kiện về áp suất và nhiệt độ giống với quá trình hình thành kim cương trong tự nhiên. Hiện nay có rất nhiều loại kim cương nhân tạo với cấu tạo, độ cứng và giá trị khác nhau. Tuy nhiên, bốn loại kim cương nhân tạo dưới đây được nhiều người biết đến và ưa chuộng nhiều nhất:
Kim cương Moissanite
Đá Moissanite là một trong những loại kim cương nhân tạo được yêu thích nhất nhờ vào vẻ ngoài gần như tương đồng với kim cương tự nhiên. Loại kim cương này có đặc điểm không màu, độ tinh khiết cao và độ cứng đạt 9,25 trên thang Mohs gần tiệm cận với kim cương tự nhiên. Kim cương Moissanite là lựa chọn hoàn hảo cho những ai tìm kiếm viên đá quý có vẻ đẹp thẩm mỹ cao với giá thành hợp lý.
Kim cương Cubic Zirconia (CZ)
Cubic Zirconia là loại kim cương nhân tạo có giá thành rẻ nhất trong số các lựa chọn trên thị trường. Đá CZ có độ cứng 8 trên thang Mohs nên có độ bền tương đối thấp, chỉ phù hợp hơn với những món trang sức có tần suất sử dụng ít. Mặc dù vậy, Cubic Zirconia vẫn được ưa chuộng nhờ vào khả năng khúc xạ ánh sáng tốt và mang vẻ đẹp khá giống kim cương thật.
Kim cương tổng hợp HPHT
HPHT là loại kim cương tổng hợp được tạo ra trong phòng thí nghiệm với thành phần hóa học gần như tương tự hoặc giống hoàn toàn kim cương tự nhiên bằng cách sử dụng công nghệ áp suất và nhiệt độ cao. Kim cương HPHT thường không màu và đáp ứng tốt các tiêu chuẩn trong thang đo 4C, sở hữu độ cứng, độ bóng và độ trong suốt hoàn hảo. Tuy nhiên, những viên đá tổng hợp này thường hiếm khi đạt đến cấp độ tinh khiết cao nhất là FL (Flawless).
Kim cương Nexus Simulants
Nexus Simulants là loại kim cương nhân tạo có thành phần hóa học hoàn toàn khác biệt với kim cương tự nhiên. Với độ cứng đạt 9.1 trên thang Mohs, Nexus có độ cứng, độ bền và độ sáng bóng cao hơn Cubic Zirconia. Do đó, giá thành và tính ứng dụng của kim cương Nexus cao hơn so với đá CZ.
Xem thêm: 9 cách nhận biết kim cương thật giả
Các cách phân loại kim cương tự nhiên
Phân loại bởi chuyên gia
Theo các chuyên gia, kim cương được phân loại dựa trên màu sắc và tính chất vật lý, chủ yếu chia thành hai nhóm lớn là loại I và loại II, mỗi nhóm lại có các phân loại nhỏ hơn như sau:
- Kim cương loại Ia: Đây là loại kim cương chiếm đến 95% kim cương tự nhiên, chứa nhiều cụm nguyên tử Nitơ. Loại Ia thường có màu từ không màu đến vàng nhạt và thường được gọi là Cape Diamonds do xuất xứ từ khu vực Cape của Nam Phi.
- Kim cương loại Ib: Loại này chứa các nguyên tử Nitơ ở dạng cô lập, tạo ra màu vàng tươi rất hiếm gặp và được gọi là Canary Diamond.
- Kim cương loại IIa: Đây là loại kim cương có độ tinh khiết cao nhất về mặt hóa học, không chứa Boron hoặc Nitơ có thể đo lường. Kim cương loại IIa có thể không màu hoặc màu xám, vàng nhạt, nâu nhạt, hồng nhạt…
- Kim cương loại IIb: Kim cương loại IIb có khả năng dẫn điện do chứa nguyên tố Boron và có màu sắc đặc trưng như xanh lam, xanh xám… Loại kim cương này rất quý hiếm và có giá trị cao.
Phân loại theo các yếu tố quyết định chất lượng
Các yếu tố đánh giá chất lượng của viên kim cương giúp người mua phân loại được kim cương một cách dễ dàng, đảm bảo quyền lợi khi mua và đầu tư vào loại đá quý này.
Theo màu sắc
Màu sắc của kim cương được phân loại từ D (hoàn toàn không màu) đến Z (vàng nhạt hoặc nâu). Kim cương không màu (D-F) phản chiếu ánh sáng tốt nhất. Kim cương màu tự nhiên như xanh, hồng, vàng, tím… thường rất hiếm; phân loại thang đo màu sắc đậm nhạt quyết định giá trị khác nhau.
Theo giác cắt
Giác cắt kim cương được phân loại từ mức Poor (kém) đến Excellent (xuất sắc). Giác cắt tốt giúp kim cương có độ sáng bóng và lấp lánh hoàn hảo, làm tăng giá trị thẩm mỹ và tài chính của viên đá.
Theo độ tinh khiết
Độ tinh khiết của kim cương đo lường mức độ trong suốt, dựa trên số lượng và vị trí tạp chất. Kim cương phân loại trên thang đo từ FL (không tì vết) đến I3 (nhiều tạp chất dễ thấy) với khả năng phản chiếu ánh sáng và giá trị cao thấp khác nhau.
Theo trọng lượng carat
Kim cương có màu sắc, độ tinh khiết và giác cắt tốt, trọng lượng carat càng lớn thì giá trị càng cao. Trọng lượng không chỉ ảnh hưởng kích thước mà còn là một trong những yếu tố chính trong định giá.
Theo dáng kim cương
Mỗi loại hình dáng như Round, Princess, Pear, Oval… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phản chiếu ánh sáng, sự độc đáo và vẻ đẹp thẩm mỹ của từng viên kim cương. Mỗi phân loại hình dáng đều có đặc trưng riêng, phù hợp với từng phong cách cá nhân, giúp người mua thể thể hiện cá tính và phong cách riêng của mình.
Giấy chứng nhận kiểm định
Giấy kiểm định kim cương cung cấp thông tin chi tiết về màu sắc, giác cắt, độ tinh khiết, trọng lượng và các đặc điểm khác của viên kim cương. Đây là tài liệu giúp người mua thuận lợi hơn trong việc bảo hành và mua bán kim cương. Kim cương có giấy kiểm định thường có giá cao hơn rất nhiều so với những loại kim cương không giấy cùng chất lượng.
Vậy kim cương loại nào tốt nhất hiện nay?
Theo các chuyên gia, loại kim cương tốt nhất hiện nay là kim cương tự nhiên IIa không màu vì sở hữu độ tinh khiết cao nhất và giác cắt xuất sắc, đạt độ lấp lánh tối đa. Tuy nhiên, viên kim cương tốt nhất thường được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn 4C Viện Đá quý Hoa Kỳ GIA đưa ra và mức độ quý hiếm của viên đá tại thời điểm đó.
Hy vọng sau bài viết trên, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “kim cương có mấy loại” và hiểu hơn về đặc điểm của từng loại. Nếu có thắc mắc hoặc nhu cầu sở hữu những viên kim cương hột xoàn đạt chuẩn GIA, mời bạn liên hệ Cao Hùng Diamond để nhận được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Xem tiếp: Kim cương nước nào đẹp nhất?