Kim cương là loại một đá quý có vẻ đẹp tuyệt hảo thể hiện giá trị và đẳng cấp của các tầng lớp thượng lưu. Nhưng điều gì làm cho những viên đá nhỏ bé này trở nên đắt đỏ đến vậy? Đó không chỉ là vẻ đẹp lấp lánh mà mắt thường có thể thấy, mà còn là những yếu tố như độ hiếm, quy trình khai thác, cũng như giá trị mà nó mang lại trong các ngành công nghiệp và trang sức. Hãy cùng Cao Hùng Diamond tìm hiểu chi tiết các thông tin về giá trị của kim cương trong bài viết dưới đây nhé!
Khám phá 9 lý do kim cương đắt đỏ
Quá trình hình thành khắc nghiệt của kim cương tự nhiên
Kim cương là khoáng vật được hình thành dưới áp suất và nhiệt độ rất cao. Với 99,95% thành phần chính là nguyên tố cacbon và 0,05% là những nguyên tố như Nitrogen và Boron.
Loại đá quý này hình thành trong lòng đất, độ sâu (40km – 220km), nhiệt độ (1150 – 1200 độ C), áp suất (50 – 70 kilobars). Việc hình thành kim cương cần rất nhiều thời gian, đến hàng triệu thậm chí hàng tỷ năm, góp phần tác động đến giá trị của loại đá quý này.
Kim cương tự nhiên có tính chất hóa học và tính chất vật lý hoàn hảo. Ngoài độ bền và độ cứng gần như tuyệt đối thì kim cương còn có khả năng tán xạ ánh sáng cực tốt. Do đó, kim cương được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và khoa học và công nghệ.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại kim cương đều thật sự quý giá. Thực tế, kim cương tự nhiên có nhiều khuyết điểm và phải thông qua quá trình sàng lọc, gia công thì mới có thể phân loại được nó dùng làm trang sức hay trở thành nguyên liệu trong công nghiệp và nghiên cứu.
Sự quý hiếm của kim cương tự nhiên
Một trong những lý do khiến kim cương trở thành loại đá quý đắt giá nhất là sự quý hiếm của chúng. Bởi không phải nơi nào trên trái đất cũng có thể tìm thấy kim cương, và ngay cả khi có thì không phải viên kim cương nào cũng đạt tiêu chuẩn về chất lượng và thẩm mỹ.
Vì vậy để có được những viên kim cương hoàn hảo với vể đẹp lay động lòng người thì người ta phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để khám phá và chế tác. Do đó, giá trị của kim cương phản ánh sự kết hợp giữa tính hiếm có và khó khăn trong quá trình sản xuất.
Quá trình khai thác và gia công kim cương rất khó khăn
Tại sao kim cương lại đắt? Đa phần kim cương được khai thác ở các miệng núi lửa đã tắt, dưới đáy biển hay những khu vực sâu trong lòng đất. Do đó, chúng ta cần đến thiết bị máy móc tiên tiến, nguồn nhân lực chuyên môn cao thì mới có thể khai thác được chúng.
Khoảng thời gian nghiên cứu và khai thác kim cương phải tính đến hàng thập kỷ năm. Ngoài ra, việc tìm kiếm mỏ kim cương cũng tiêu tốn rất nhiều thời gian. Các mỏ kim cương lớn nhất thế giới phân bố tại một số khu vực thuộc Bắc Mỹ, Châu Phi và Nam Á.
Sau khi xác định được khu vực khai thác thì công nhân phải liên tục sàng lọc đá, đất để có thể tìm ra kim cương. Cứ khoảng 1.3 triệu tấn đất đá thì sẽ thu hoạch khoảng 1 carat kim cương tự nhiên. Lưu ý rằng kim cương sau khi được sàng lọc vẫn chỉ đang ở dạng thô.
Kim cương phải được trải qua quá trình như phân loại, đánh dấu, đánh bóng…nhiều lần thì mới có thể định giá được. Chính bởi điều kiện khai thác khó khăn, quá trình sàng lọc nhiều lần nên giá kim cương rất cao vì không phải ai cũng có thể khai thác được loại đá quý này.
Chi phí sản xuất cực kỳ cao
Kim cương là một trong những loại đá quý hiếm và đắt tiền nhất trên thế giới. Để tạo ra một viên kim cương, cần phải có điều kiện áp suất và nhiệt độ rất cao, thường chỉ có ở sâu trong lòng đất. Do đó, chi phí sản xuất kim cương cực kỳ cao, bao gồm cả chi phí khai thác. Và để đạt được vẻ đẹp và sáng bóng, kim cương phải được cắt, mài và đánh bóng bằng tay. Vì thể chi phí để thuê nhân công là rất nhiều.
Ngoài ra, kim cương còn phải trải qua nhiều quy trình kiểm định và chứng nhận để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc nên giá trị của một sản phẩm từ kim cương tự nhiên có giá rất cao.
Chi phí cộng thêm
Các thợ mỏ cần số vốn rất lớn để phát triển mỏ và máy cắt có giá lên đến hàng triệu đô la. Nhà sản xuất đồ trang sức cần mua vàng và kim cương để tạo ra đồ trang sức. Và đương nhiên các nhà bán lẻ phải có hàng tồn kho trong trường hợp chờ mọi người đến mua hàng.
Mỗi bước đi của một viên kim cương đều đòi hỏi một lượng vốn khổng lồ. Tuy nhiên, các ngân hàng không thể cho vay tiền kinh doanh kim cương vì họ không biết đủ về kim cương và để thực hiện đánh giá tài sản thế chấp.
Tài chính là một cuộc khủng hoảng lớn trong ngành, nó đang trở nên đắt đỏ hơn mỗi ngày. Những nguyên liệu thô trong ngành kinh doanh kim cương có giá cao hơn bất kỳ ngành nào khác. Nó giống như đi vay thế chấp hàng tuần, có tiền lãi cộng dồn.
Phân loại và cắt kim cương rất khó
Tại sao kim cương lại đắt? Vì kim cương thô có sản lượng thấp nên việc phân loại, đánh giá từng viên kim cương thô đòi hỏi phải có chuyên môn thực sự cao. Mỗi loại thô phải được các chuyên gia đánh giá kỹ lưỡng, nhằm phát hiện được tiềm năng và tính chất của nó.
Người thợ chế tác phải quyết định làm thế nào để chiết xuất giá trị nhất từ mỗi phần thô của kim cương. Vì nếu một người không có kiến thức thì sẽ cắt một viên kim cương tròn lớn được bán với giá cao hơn cho mỗi carat, nhưng lại lãng phí nhiều phần thô hơn.
Trong quá trình cắt, lỗi có thể xảy ra và làm một viên kim cương thô đắt tiền bị vỡ hoặc nứt. Do vậy, các chuyên gia phải dành hàng giờ thậm chí là hàng tuần để nghiên cứu kỹ lưỡng, chất lượng trên mỗi viên kim cương, điều đó làm tăng thêm chi phí.
Sự độc quyền trong ngành công nghiệp khai thác kim cương
Kim cương tự nhiên được khai thác bởi các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp có giấy phép. Trên thế giới hiện nay chỉ có một số công ty được phép khai thác kim cương, trong đó phải kể đến những cái tên như BHP Billiton, De Beers, Debswana… Đặc biệt nhất chính là De Beers.
Việc độc quyền trong khai thác kim cương của De Beers phần nào đã đẩy giá trị của đá quý này lên cao. Vì trong khoảng thời gian sau thế chiến thứ 2, cả thế giới đều trở nên nghèo đi và ít ai muốn mua kim cương nữa. Lúc này kim cương De Beers đã thực hiện một chiến dịch quảng cáo để truyền một thông điệp rằng kim cương mang đến một tình yêu vĩnh cửu. Chính thông điệp này đã làm người ta nghĩ rằng không thể nào cầu hôn mà thiếu kim cương được. Nhờ đó mà thị trường kim cương đã trở nên sôi động hơn trước và kéo dài đến ngày nay.
Kim cương – biểu tượng của vẻ đẹp thuần khiết
Kim cương mang một vẻ đẹp hấp dẫn, lấp lánh làm say đắm lòng người nhờ khả năng khúc xạ ánh sáng tinh tế của nó. Khi ánh sáng chiếu vào, kim cương không hấp thụ hoàn toàn mà nó sẽ phản xạ ra nhiều hướng từ những giác cắt xung quanh bề mặt của nó, tạo nên những tia sáng lấp lánh rực rỡ. Điều này đã tạo nên một hiệu ứng thị giác độc đáo, khiến người xem phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ ảo, như thể nó đang mang đến những điều tốt đẹp và thuần khiết, trong sáng nhất.
Mọi người trên khắp thế giới muốn có kim cương
Từ trước cho đến nay, cả một thế hệ người tiêu dùng đã lớn lên mà không nhìn thấy bất kỳ quảng cáo kim cương nào cả. Tuy nhiên, mọi người trên khắp thế giới vẫn muốn sưu tập và sở hữu kim cương.
Hầu hết kim cương được bán ở Châu Âu và Hoa Kỳ nhưng ngày nay các thị trường đang phát triển như Ấn Độ và Trung Quốc cũng đang phát triển nhanh chóng. Qua đó, nhu cầu về kim cương này sẽ tiếp tục tăng khi các thị trường này trở nên giàu có hơn.
Hiện nay, bất chấp sự tăng trưởng về doanh số, có quá nhiều sự cạnh tranh ở mọi giai đoạn của kênh phân phối đến nỗi bản thân ngành kim cương đang củng cố và thu hẹp lại. Bên cạnh đó, sản lượng kim cương đang giảm khi các mỏ khai thác hết thời gian sử dụng.
Kim cương đắt vì chúng có giá rất cao khi đưa ra thị trường và nguồn cung cấp đá quý chất lượng tốt có hạn, mọi người trên khắp thế giới muốn mua chúng. Nói một cách dễ hiểu là nó chỉ đơn giản là việc cung và cầu.
Yếu tố 4C khiến viên kim cương trở nên đắt giá
Tại sao kim cương lại đắt? Kim cương thường được định giá theo quy chuẩn 4C do Viện Đá Quý Hoa Kỳ – GIA đặt ra. Nguyên tắc 4C bao gồm cụ thể: Color (màu sắc), Carat (trọng lượng), Clarity (độ tinh khiết) và Cut (giác cắt). Ngoài 4C ra, các chuyên gia còn đánh giá dựa vào nhiều yếu tố khác như Cost, Shape, Certification… để ước tính giá trị viên đá.
Tính pháp lý của kim cương trong tự nhiên
Một số người vì ham muốn lợi nhuận nên đã khai thác và buôn lậu kim cương trái phép. Hoạt động này là trái pháp luật và không được chính phủ bảo hộ dưới bất kỳ hình thức nào.
Những viên kim cương không có xuất xứ, giấy phép rõ ràng được gọi là kim cương xung đột hay kim cương máu – đây là khái niệm mà Liên Hợp Quốc đã đặt ra. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì nó chính là khơi nguồn của các cuộc nội chiến, xung đột và bóc lột sức lao động.
Với mức giá đắt đỏ, lợi nhuận thu được cao nên kim cương đương nhiên là mặt hàng ưa thích của giới buôn lậu. Trên thế giới tồn tại một nơi được gọi là chợ trời kim cương – đây là thành phố bang Gujarat, Surat, nằm ở miền tây Ấn Độ.
Tại nơi này, hàng ngày đều diễn gia những thương vụ giao dịch mua bán kim cương xung đột. Chúng sẽ được tẩy sạch nguồn gốc và làm giả mọi loại giấy tờ để biến thành kim cương có nguồn gốc sạch. Ước tính mỗi năm cung cấp kim cương với trị giá 3-5 tỷ USD.
Mỗi viên kim cương trước khi đến tay quý khách hàng sẽ phải trải qua từng nhịp cầu. Tại mỗi nhịp cầu thì mức giá của chúng lại được đẩy lên một bậc khác. Sự lũy tiến này khiến chúng trở thành viên đá quý trị giá cao với giá thành vô cùng đắt đỏ.
Hiểu được “tại sao kim cương lại đắt” không chỉ giúp chúng ta trân trọng hơn giá trị của những viên đá lấp lánh này mà còn hiểu thêm về sức hút không thể chối từ của chúng. Nếu bạn có nhu cầu mua hoặc bán lại những sản phẩm trang sức kim cương tự nhiên như Bông tai kim cương, nhẫn hột xoàn… với giá cực tốt thì Cao Hùng Diamond là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và báo giá một cách nhanh chóng nhất!
Tham khảo thêm: Cái gì đắt hơn kim cương? Top 10 loại đá đắt hơn kim cương