Khai thác kim cương tự nhiên là quá trình tìm kiếm và thu hoạch kim cương từ lòng đất. Quy trình này bao gồm việc tìm kiếm các mỏ kim cương, sau đó tiến hành khai thác bằng cách đào bới hoặc sử dụng các phương pháp khai thác hầm lò. Công việc này thường đòi hỏi sự đầu tư lớn về công nghệ và nhân lực, và có thể gây tác động xấu đến môi trường. Tuy nhiên, kim cương tự nhiên sau khi được khai thác có giá trị cao và quý hiếm, luôn được ưa chuộng trong ngành trang sức và công nghiệp.
Quy trình khai thác kim cương tự nhiên chi tiết
Chi tiết 6 giai đoạn trong quy trình khai thác kim cương tự nhiên diễn ra như thế nào:
Nghiền nát quặng kim cương
Sỏi và quặng chứa kim cương ban đầu thường được thu thập và chuyển đến một máy nghiền sơ cấp. Thường thì những quặng kim cương lớn sẽ được phân chia thành mảnh nhỏ, có kích thước không quá 1550mm.
Ngoài ra, để phân tách quặng thành các mảnh nhỏ hơn, một loại máy nghiền thứ cấp (máy nghiền cuộn) sẽ được đưa ra sử dụng.
Quá trình cọ rửa và sàng lọc quặng kim cương
Hiện nay, các mảnh quặng kim cương sẽ được chà sạch để loại bỏ tất cả các chất dư thừa còn bám lại, sau đó được đem đi sàng lọc. Thường thì các mảnh quặng có kích thước nhỏ hơn 1,5mm sẽ bị loại bỏ do mất nhiều chi phí.
Giai đoạn phân tách kim cương
Một hỗn hợp bao gồm nước và bột Ferro Silicon sẽ được trộn theo tỷ trọng nhất định với quặng chứa kim cương. Sau khi trộn, hỗn hợp này được đổ vào một phễu phân tách ly tâm để tiến hành sàng lọc.
Kết thúc quá trình xử lý, các vật liệu có trọng lượng riêng nặng hơn sẽ lắng xuống đáy của phễu, làm lộ ra một lớp kim cương thô.
Lựa chọn kim cương
Hợp chất cô đặc giàu kim cương phải thông qua nhiều quá trình kiểm tra như khả năng phát quang X-ray, huỳnh quang laser tinh thể học và tính nhạy từ. Thông thường, quá trình này được tính toán dựa trên đặc điểm độc nhất của kim cương.
Đầu tiên, công ty khai thác kim cương tự nhiên sẽ tiến hành sàn lọc kim cương thô khỏi phễu phân tách kim cương. Sau đó, sử dụng những thiết bị cảm biến để định vị. Nó sẽ phát ra luồng khí dẫn đến vị trí chính xác của kim cương.
Cuối cùng, những viên kim cương này sẽ được lọc ra một hộp thu gom để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.
Làm sạch, tính trọng lượng và đóng gói
Kim cương được thu thập sẽ tiếp tục được làm sạch bằng dung dịch Acid. Sau đó, đem đi rửa sạch, cân trọng lượng và đóng gói đem đi vận chuyển. Mỗi một thùng chứa đều được niêm phong kỹ lưỡng và số bên cạnh theo quy định Kimberley.
Giai đoạn chế tác kim cương
Đây là công đoạn hoàn thiện viên kim cương là bước cuối cùng và cũng là giai đoạn quyết định những viên đá thô có trở thành những tác phẩm tạo tác hay không. Qua bàn tay của những nghệ nhân kim hoàn lành nghề, những viên kim cương thô không chỉ được cắt gọt tỉ mỉ mà còn được đánh bóng để lộ rõ vẻ đẹp vốn có của nó và trở thành những viên kim cương có giá trị cao.
Tìm hiểu thêm: Quy trình chế tác kim cương chi tiết, dễ hiểu nhất
Quy trình cắt gọt và đánh bóng cho kim cương tự nhiên
Để một viên kim cương thô trở nên lấp lánh và có hồn hơn cần trải qua quy trình cắt gọt và đánh bóng. Quy trình này diễn ra với các bước sau đây:
Phân tích
Trước hết, những chuyên gia sẽ phân tích kỹ lưỡng viên kim cương thô để xác định cách cắt chính xác, nhằm tối ưu hóa độ bắt sáng của nó. Quá trình này yêu cầu sự am hiểu sâu rộng, có kiến thức và kinh nghiệm dày dặn, kỹ thuật tinh xảo và khả năng tưởng tượng tốt. Chỉ có những thợ cắt kim cương dày dạn kinh nghiệm và được đào tạo một cách bài bản mới có thể đảm bảo viên kim cương giữ được giá trị về trọng lượng và có những mặt cắt hoàn hảo.
Khắc Laser 3D
Sau quá trình phân tích kỹ lưỡng để chọn lựa phương pháp cắt tối ưu nhất, viên kim cương sẽ được chuyển qua giai đoạn khắc laser 3D hiện đại. Độ chính xác trong quá trình này phải đạt mức tối đa nhằm đảm bảo tạo ra một viên kim cương đẹp không tì vết.
Cắt gọt
Kim cương tự nhiên với độ cứng được xem là hoàn hảo, sẽ được cắt gọt bằng các thiết bị chuyên biệt. Viên kim cương sẽ được đặt vào máy cắt với trục quay có khả năng đạt tốc độ lên đến 3000 vòng mỗi giây và sử dụng một hỗn hợp của dầu, bột kim cương để cắt. Điều này giúp việc cắt gọt viên kim cương diễn ra vô cùng chính xác.
Tạo giác cắt
Đây là bước vô cùng quan trọng, để biến kim cương thành tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị. Với sự tính toán kỹ lưỡng, các nghệ nhân kim hoàn phải xác định chính xác từng mặt cắt, góc độ và độ đối xứng để tối ưu hóa vẻ đẹp và sự lấp lánh của viên kim cương đó. Mỗi viên kim cương tự nhiên, từ những viên có dáng tròn truyền thống với 57 mặt cắt đến viên kim cương Lucky Star với 105 mặt cắt, đều là kết quả của quá trình tạo giác cắt tinh xảo.
Đánh bóng
Sau khi hoàn thành bước tạo giác cắt thì viên kim cương phải trải qua một bước cuối cùng là bước đánh bóng kỹ lưỡng. Trong bước này, từng mặt cắt sẽ được mài bóng để đạt được sự cân xứng tuyệt đối và tối ưu hóa khả năng phản chiếu ánh sáng. Nhờ đó, viên kim cương không chỉ tăng độ lấp lánh mà còn nâng cao giá trị của mình, biến mỗi viên kim cương thô thành một tác phẩm nghệ thuật đích thực.
4 phương pháp khai thác kim cương tự nhiên
Tùy vào điều kiện địa chất của tính chất hóa lý quặng kim cương và các khu vực khai thác, các chuyên gia đã khai thác quặng kim cương bằng nhiều phương pháp khác nhau, chẳng hạn như:
Khai thác từ hầm mỏ lộ thiên
Việc khai thác kim cương tự nhiên bằng phương pháp lộ thiên áp dụng với quặng kim cương nằm gần bề mặt. Bao gồm việc loại bỏ các lớp đá phủ phía trên mặt đất và cát, sau đó cho nổ quặng trong hố.
Ngoài ra, sau khi quặng kim cương đã vỡ thì các mảnh vỡ được chất lên và di chuyển đến khu vực máy nghiền cho quặng sơ cấp, nhằm để chiết xuất kim cương.
Khai thác từ thác hầm lò
Phương pháp này áp dụng với các mỏ quặng kim cương nằm sâu trong lòng đất. Những người thợ mỏ sẽ đào đường hầm xuyên qua lớp vỏ trái đất để tiến hành khai thác, xây dựng theo hai cấp độ kết nối với nhau bởi đường ống hình phễu.
Quá trình khai thác này sẽ bắt đầu từ việc cho nổ quặng, các mảnh vỡ sẽ rơi qua phễu, sau đó sẽ được thu thập tại đường hầm nằm ngang thứ hai. Tại đây, sẽ có nhân viên khuân vác thu thập lại các mảnh vỡ kim cương rồi đưa lên mặt đất để xử lý.
Khai thác từ phù sa
Trải qua hàng nghìn năm, bề mặt trái đất bị xói mòn khiến cho kim cương thô lộ ra và được di chuyển xuống hạ lưu suối. Những viên kim cương này thường được tìm thấy trong lớp sỏi của vật liệu như đất sét, bùn trong khu vực sống của thực vật dưới nước.
Quá trình khai thác kim cương bằng phương pháp phù sa bao gồm việc xây dựng bức tường lớn để thu nước về một khu vực. Sau đó, kim cương cám và các sỏi đá được gom lại và đưa lên để sàng lọc (phương pháp khai thác kim cương ở mỏ thứ cấp).
Khai thác kim cương ở biển
Khai thác kim cương tự nhiên ở biển bao gồm việc phân tách kim cương rất sâu ở dưới nước hoặc từ đáy biển bằng những con tàu với công nghệ chuyên dụng. Con tàu này sử dụng phễu mạnh để hút sỏi từ đáy biển lên, thông qua các ống dẫn hoặc ống mềm.
Ở những ngày đầu khai thác, các chuyên gia thường chỉ thu thập được sỏi chứa kim cương từ đáy biển nông. Sau đó, các công ty khai thác sử dụng một máy khoan cỡ lớn gắn vào tàu để có thể phá đá kim cương dưới đáy biển hiệu quả.
Đến nay, bờ biển Namibia là nguồn trữ lượng kim cương dồi dào nhất, chiếm khoảng 64% tổng sản lượng kim cương của Namibia.
Trên đây là tất cả những chia sẻ về quy trình khai thác kim cương tự nhiên mà Cao Hùng Diamond muốn gửi đến bạn. Hy vọng là những thông tin này sẽ giúp ích cho quá trình tìm hiểu về kim cương của các bạn. Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!