Đá Moissanite và CZ là những giải pháp thay thế kim cương hoàn hảo, vừa đảm bảo vẻ đẹp thẩm mỹ và lấp lánh tương đương vừa giúp tiết kiệm chi phí. Bài viết dưới đây, Cao Hùng Diamond sẽ đưa ra những điểm khác biệt giữa 2 loại đá quý và hỗ trợ bạn đưa ra quyết định mua trang sức một cách thông minh.
Những yếu tố quan trọng cần so sánh đá Moissanite và CZ
Sự nhầm lẫn giữa đá Moissanite và Cubic Zirconia (CZ) là những điều không phải hiếm gặp do sự tương đồng của hai loại đá này trong cách ứng dụng trang sức. Tuy nhiên, những yếu giúp so sánh kỹ lưỡng về 2 loại đá như khái niệm, nguồn gốc, độ cứng, độ bền, màu sắc, giá cả… sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về mỗi loại đá quý nhân tạo và hỗ trợ trong việc đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho nhu cầu cá nhân.
Giải đáp đá Moissanite, đá CZ là gì?
- Đá Moissanite là một khoáng thạch tự nhiên, được tạo thành từ silicon carbide (SiC) hay còn được biết đến với tên gọi carborundum, mang vẻ đẹp thẩm mỹ tương đối giống với kim cương. Dù vậy, khi so sánh về các khía cạnh như độ cứng, khối lượng riêng, cấu trúc hóa học, moissanite và kim cương có sự khác biệt rõ ràng. Trong tự nhiên, Moissanite thường được phát hiện trong các khu vực có kim cương hoặc trong các thiên thạch, tuy nhiên, những loại đá Moissanite này thì vô cùng hiếm. Vì vậy, người ta đã dần nghiên cứu và tạo ra những viên đá Moissanite nhân tạo có vẻ đẹp thẩm mỹ cao và giá thành hợp lý.
- Đá CZ (Cubic Zirconia) là một trong những loại đá quý nhân tạo được sử dụng tương đối phổ biến, được tạo ra từ zirconium dioxide ở điều kiện nhiệt độ áp suất lớn và mang vẻ đẹp không màu, sáng lấp lánh, tương tự như vẻ đẹp của kim cương. Mặc dù có thể tồn tại trong tự nhiên, tuy nhiên các trang sức trên thị trường từ đá CZ trên thị trường hiện nay phần lớn đều là sản phẩm nhân tạo được chế tác trong phòng thí nghiệm.
Nguồn gốc và lịch sử hình thành
Từ góc độ lịch sử và nguồn gốc, Moissanite được khoa học gia Henri Moissan phát hiện vào năm 1893 tại Arizona. Nhiều người tin rằng đây là sản phẩm của một sự kiện thiên văn đặc biệt khi một thiên thạch va chạm với Trái Đất hàng nghìn năm trước. Sau đó, nhà khoa học Moissan đá khám phá ra rằng hợp chất silic carbon hoàn toàn có thể tạo ra trong phòng thí nghiệm bằng cách đốt cháy carbon và silicon, mang lại những sản phẩm kim cương nhân tạo Moissanite có vẻ đẹp tương tự như kim cương tự nhiên.
Tong khi đó, đá CZ tự nhiên được phát hiện lần đầu vào những năm 1930, được tạo thành từ oxit zirconium, cột mốc đánh dấu một thành phần hóa học khác biệt, phản ánh sự đa dạng trong thế giới khoáng vật. Sự hiếm có của CZ tự nhiên đã thúc đẩy sự phát triển của các phương pháp sản xuất nhân tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường mà không làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên vốn có.
Khả năng chống bụi bẩn
Những loại trang sức đính đá Moissanite và CZ thường sẽ mất đi sự lấp lánh và xuất hiện vẻ đục mờ trên bề mặt của chúng sau thời gian dài sử dụng, thường xảy ra sau thời gian tiếp xúc với các chất tẩy rửa, mỹ phẩm, dầu da, bụi bặm… trong môi trường hàng ngày.
Trong cùng một điều kiện sử dụng, Moissanite chiếm ưu thế hơn với khả năng chống bụi và giữ gìn vẻ đẹp sáng bóng khỏi sự ảnh hưởng của tác động môi trường một cách hiệu quả hơn. Sự kết dính của các hạt bụi trên bề mặt đá CZ diễn ra một cách dễ dàng hơn. Do đó việc làm sạch định kỳ và cẩn thận hơn để bảo vệ độ sáng bóng của trang sức. Trong khi đó, Moissanite có thể duy trì vẻ ngoài lâu dài mà không cần quá chú tâm vào việc bảo quản.
Hiệu suất ánh sáng
Sự phản chiếu và khúc xạ ánh sáng trong các loại đá quý, được đánh giá thông qua chỉ số khúc xạ (RI). Đây là một yếu tố để phân biệt giữa Moissanite và Cubic Zirconia, giúp nhận biết được hiệu suất ánh sáng và vẻ đẹp phản chiếu bên trong của 2 loại đá quý một cách cụ thể nhất.
Moissanite có chỉ số khúc xạ ở mức 2.65, cao hơn đáng kể so với kim cương tự nhiên ở mức 2.42. Điều này mang lại độ lấp lánh và sáng chói cho Moissanite mà nhiều loại đá khác khó có thể sánh kịp. Tuy nhiên, sự phản chiếu ánh sáng rực rỡ quá mức này đôi khi có thể mang lại sự khó chịu, chói mắt với một số người, đặc biệt là những viên có kích cỡ tương đối lớn.
Trong khi đó, CZ với chỉ số khúc xạ nằm trong khoảng từ 2.15 đến 2.18, thấp hơn nhiều so với kim cương tự nhiên và đá Moissanite. Mặc dù hiệu suất ánh sáng này tương đối tốt, nhưng điều này cũng làm cho đá CZ thiếu đi chiều sâu so với kim cương. CZ có thể mang một vẻ ngoài giống thủy tinh hơn, với ánh sáng lấp lánh chủ yếu tập trung ở bề mặt, nhưng thiếu đi sự rực rỡ và đa chiều của ánh sáng phản chiếu.
Màu sắc và độ tinh khiết
Đá Cubic Zirconia được tạo ra theo quy trình chế tác nghiêm ngặt, đảm bảo mỗi viên đá đều sẽ đạt đến mức độ hoàn hảo về màu sắc và độ trong suốt. Trong ngành công nghiệp trang sức, CZ được đánh giá ở cấp độ màu D, mang vẻ đẹp không tì vết và tinh khiết như kim cương tự nhiên. Tuy nhiên, điều này làm cho những viên đá CZ trông kém tự nhiên hơn so với kim cương thật.
Ngược lại, Moissanite thường xuất hiện với một tông màu nhẹ nhàng của xanh lục, xám, vàng nhạt… nên thường sẽ có những khiếm khuyết nhỏ trong cấu trúc. Sự phức tạp trong quá trình tạo ra Moissanite góp phần tạo ra những đặc điểm này, mang đến một vẻ đẹp độc đáo nhưng không hoàn hảo do sự tồn tại của tạp chất, tương tự như trong kim cương tự nhiên.
Độ cứng và độ bền
Thang Mohs là công cụ chuẩn mực để xác định độ cứng của các loại đá quý. Cơ sở của thang đo này dựa trên một nguyên tắc đơn giản nhưng hiệu quả: Một vật liệu có khả năng xước được một vật liệu khác cho thấy nó cứng hơn.
Theo thang đo Mohs, độ cứng của kim cương CZ thường được ghi nhận ở mức khoảng 8.5. Ngược lại, Moissanite nằm trong khoảng từ 9.25 đến 9.5. Điều này cho thấy độ cứng và khả năng bền bỉ theo thời gian của đá Moissanite vượt trội hơn hẳn so với đá CZ.
Giá thành
Khi đặt lên bàn cân so sánh với kim cương, cả đá Moissanite và CZ đều nổi bật với mức giá cạnh tranh hơn hẳn, mở ra cơ hội sở hữu trang sức lấp lánh cho nhiều người hơn. Tuy nhiên, khi xét riêng giữa Moissanite và CZ, đá Moissanite thường có giá cao hơn nhiều, với một viên đá chất lượng có thể có giá cao gấp đến 10 lần so với viên CZ cùng kích cỡ.
Sự chênh lệch này phản ánh không chỉ vẻ đẹp và độ bền của Moissanite mà còn là kết quả của công nghệ tiên tiến áp dụng trong quá trình sản xuất, khiến Moissanite trở thành một lựa chọn giá trị cao và yêu thích trong chế tác trang sức. Dù vậy, đối với những ai đang cân nhắc ngân sách và mong muốn một lựa chọn có tính thẩm mỹ cao mà không quá chú trọng vào giá trị, CZ lại là một lựa chọn phù hợp.
Độ bóng
Đá Moissanite thường có độ bóng cao hơn so với CZ, điều này làm tăng thêm vẻ đẹp và độ sáng bóng của kim cương Moissanite theo thời gian. Đá CZ có thể nhanh chóng mất đi vẻ bóng loáng dưới tác động của việc sử dụng hàng ngày. Khả năng duy trì bề mặt mịn màng và độ bóng qua thời gian của Moissanite là ưu điểm vượt trội so với CZ. Sự khác biệt này phản ánh rõ nét về độ bền và khả năng chống chịu của chúng dưới tác động môi trường.
Ứng dụng thiết kế trang sức
Trong lĩnh vực thiết kế trang sức, đá Moissanite và CZ đang ngày càng trở nên phổ biến nhờ vào vẻ đẹp lấp lánh và giá cả phải chăng so với kim cương tự nhiên. Cả hai loại đá này đều có thể được ứng dụng trong thiết kế trang sức chuyên nghiệp, cho phép các nhà thiết kế tạo ra những mẫu trang sức độc đáo và cá nhân hóa.
Moissanite được ưu ái lựa chọn cho các tác phẩm đòi hỏi độ bền cao cùng với khả năng phản chiếu ánh sáng tuyệt vời, tạo nên vẻ đẹp lấp lánh đặc biệt, được lựa chọn phổ biến trong chế tác nhẫn đính hôn, nhẫn cưới… Ngược lại, đá CZ được xem như phương án tiết kiệm hơn, phù hợp với các dòng trang sức mang phong cách hiện đại, thời trang thay đổi theo mùa, đáp ứng nhu cầu rộng rãi từ phong cách cá nhân đến xu hướng thị trường.
Bộ sưu tập trang sức đá Moissanite và CZ đẹp lộng lẫy
Cao Hùng xin gửi đến bạn bộ sưu tập những sản phẩm trang sức kim cương chế tác từ đá Moissanite và CZ được ưa chuộng nhất hiện nay, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt đặc trưng giữa hai loại đá quý này:
Trang sức đính đá CZ đẹp tự nhiên
Trang sức đính đá Moissanite được ưa chuộng
Nên chọn mua đá Moissanite hay CZ để thay thế kim cương?
Trước quyết định giữa việc chọn đá Moissanite hay CZ làm phương án thay thế cho kim cương, bạn cần xem xét kỹ lưỡng các tính chất đặc trưng của mỗi loại đá mà chúng tôi đã đề cập phía trên. Nếu bạn đặt ưu tiên vào độ cứng, độ bền và mong muốn một vẻ đẹp lấp lánh dài lâu mà không quá bận tâm về mức giá, Moissanite chắc chắn là sự lựa chọn hoàn hảo.
Trong khi đó, CZ phù hợp với những ai tìm kiếm một phương án thêm vào bộ sưu tập trang sức với mức giá phải chăng hơn mà không chú trọng về đến độ bền hay khả năng trầy xước trong quá trình sử dụng. Lựa chọn phù hợp nhất vẫn phụ thuộc vào yêu cầu cá nhân và ngân sách dành cho trang sức của bạn.
Bài viết trên đây, Cao Hùng Diamond đã cung cấp các yếu tố so sánh và cách nhận biết đá Moissanite và CZ chi tiết. Hy vọng đã giúp bạn đưa ra quyết định mua trang sức phù hợp và hiệu quả nhất. Nếu có nhu cầu cần tư vấn thêm về trang sức kim cương, mời bạn liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng từ chuyên viên.
Đọc thêm: Đá CZ và ECZ khác nhau như thế nào?