Kim cương nhân tạo Moissanite: So sánh kim cương tạo và tự nhiên

Kim cương nhân tạo

Kim cương nhân tạo và moissanite đang trở thành xu hướng mới trong ngành trang sức. Với sự phát triển của công nghệ, kim cương nhân tạo không chỉ đẹp mà còn có giá trị kinh tế và môi trường cao. Bài viết này của Cao Hùng Diamond sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn cũng như cách phân biệt về hai loại kim cương tự nhiên và nhân tạo.

Kim cương nhân tạo là gì?

Kim cương nhân tạo là những viên kim cương được tạo ra từ phòng thí nghiệm. Để đạt được thành phẩm tốt nhất, các nhà chế tác sẽ mô phỏng lại môi trường giống hệt với kim cương tự nhiên. từ nhiệt độ cho đến áp suất phải cực kỳ cao.

Bằng mắt thường, chúng ta rất khó để phân biệt được đâu là kim cương nhân tạo. Ở một số loại, chúng có thể chịu được áp suất lớn gấp 1,3 triệu lần áp suất không khi khi tác động theo một chiều và gấp 600.000 lần theo các chiều khác nhau.

Cách chế tạo

Kim cương nhân tạo được chế tạo theo 2 phương pháp:

  • HPHT (high pressure, high temperature) – Phương pháp cao áp nhiệt.
  • CVD (chemical vapor deposition) – Phương pháp bốc hơi lắng tụ hóa.

Với HPHT, nhà chế tác sẽ sử dụng nhiệt độ cao và áp suất cao để tạo môi trường giống hệt kim cương tự nhiên khi ở trong lòng đất. Còn CVD sẽ sử dụng sự bốc hơi hóa học của Cacbon dưới tác động từ tia Plasma, sau khi chỉ còn lại nguyên tử Cacbon lắng tụ sẽ đi cấy trên mầm kim cương có sẵn.

Tìm hiểu thêm: Cận cảnh quá trình điều chế kim cương nhân tạo A – Z

Phân loại phổ biến

Các loại kim cương nhân tạo được ứng dụng phổ biến để làm trang sức như Cubic Zirconia (CZ), Nexus Simulant, Moissanite, đá tổng hợp HPHT…

Kim cương nhân tạo CZ (Cubic Zircona)
Kim cương nhân tạo CZ (Cubic Zircona)
Kim cương nhân tạo Nexus Simulant
Kim cương nhân tạo Nexus Simulant

 

4 loại kim cương nhân tạo Moissanite
4 loại kim cương nhân tạo Moissanite

 

Kim cương nhân tạo tổng hợp HPHT
Kim cương nhân tạo tổng hợp HPHT

Moissanite là gì?

Moissanite là một khoáng chất hiếm, có đặc điểm gần giống kim cương nhưng không phải là kim cương. Nó được phát hiện đầu tiên bởi nhà khoa học người Pháp Henri Moissan và hiện nay chủ yếu được tổng hợp để sử dụng trong trang sức.

Kim cương Moissanite được tạo ra trong phòng thí nghiệm bằng chất Moissanite (thuộc kim cương nhân tạo). Bản chất của Moissanite gần như giống một viên kim cương tự nhiên vì nó không màu và có độ tinh khiết cao. Kim cương Moissanite có độ cứng bằng 9.25 Mohs.

Cách nhận biết kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên

Kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên có bản chất rất khác nhau, tuy nhiên, việc phân biệt chúng không hề đơn giản. Dưới đây là những phương pháp hiệu quả nhất hiện nay để nhận biết rõ ràng giữa hai loại kim cương này:

Độ trong suốt

Kim cương tự nhiên có khá nhiều tạp chất, trong khi kim cương nhân tạo là do con người tạo ra nên mức độ hoàn hảo cao và không có tạp chất bên trong. Việc sử dụng kính lúp để kiểm tra tạp chất bên trong sẽ giúp bạn phân biệt được hai loại đá này.

Tuy nhiên, việc kiểm tra bằng kính lúp không phải là cách kiểm tra an toàn nhất. Sở dĩ như vậy vì sẽ có trường hợp đá nhân tạo cố tình làm chất lượng giảm đi để làm giả đá tự nhiên. Hoặc đối với một viên đá tự nhiên hoàn hảo cũng không sở hữu các tạp chất bên trong.

Độ trong suốt của kim cương nhân tạo Moissanite và kim cương tự nhiên

Màu sắc

Nhìn vào màu sắc cũng là một trong những cách phân biệt kim cương nhân tạo với kim cương tự nhiên. Kim cương tự nhiên không màu thường có màu vàng, nâu, lục nhưng màu sắc rất nhạt, nhạt tới mức có thể coi như không màu. Nhóm này rất phổ biến và chiếm đại đa số trong kim cương tự nhiên.

Kim cương nhân tạo thì ngược lại, có rất nhiều màu sắc khác nhau như xanh, đỏ, hồng, tím… và màu sắc của chúng rất hoàn hảo vì được tạo ra trong điều kiện được kiểm soát và điều chỉnh bởi con người. Tuy nhiên, nếu các chất mô phỏng kim cương nhân tạo có chứa các tạp chất, thì những tạp chất này thường không giống với những gì có trong kim cương tự nhiên.

Độ bóng, độ đối xứng, độ phản quang

Kim cương tự nhiên có độ bóng, đối xứng và độ phát quang đều đạt đến mức E , do đó tạo nên một vẻ đẹp vô cùng hoàn mỹ.

Kim cương nhân tạo có các chỉ số về độ bóng, độ đối xứng và độ phản quang thấp hơn hẳn so với kim cương thiên nhiên, thường dao động ở mức V đến mức G. Nên khi nhìn vào không được lung linh như kim cương tự nhiên.

Nguyên lý khúc xạ ánh sáng

Nếu viên kim cương có độ chiết suất càng cao, ánh sáng càng bị phản xạ lại nhiều khi đi qua đá quý và tạo ra hiệu ứng lấp lánh rực rỡ. Ngược lại, độ chiết suất càng thấp, ánh sáng càng dễ dàng xuyên qua đá quý, làm giảm sự lấp lánh và tăng sự trong suốt.

Kim cương tự nhiên có chiết suất ánh sáng đạt 2,417 vì thế khi tia sáng chiếu qua sẽ phản xạ và khiến kim cương luôn lấp lánh dưới ánh sáng.

Kim cương nhân tạo có chiết suất ánh sáng thấp hơn nhiều chỉ 1,217, ở mức độ này thì hiệu ứng ánh sáng khi đi qua kim cương nhân tạo sẽ rất yếu, làm cho chúng ít lấp lánh và ít nổi bật hơn nhiều so với kim cương tự nhiên.

So sánh khúc xạ ánh sáng kim cương nhân tạo và tự nhiên

Nguồn gốc

Kim cương tự nhiên cần phải trải qua hàng tỷ năm với quá trình hình thành khắc nghiệt diễn ra dưới tác động của nhiệt độ và áp lực cao nằm sâu trong lớp vỏ của Trái Đất, cách mặt đất khoảng 100 dặm. Sự kết hợp phức tạp giữa các yếu tố này đã tạo ra những viên kim cương tinh khiết và quý giá.

Trái ngược với sự phát triển tự nhiên, kim cương nhân tạo được ra đời một cách chủ động trong các phòng thí nghiệm bằng những thiết bị hiện đại hàng đầu trên thế giới, nơi mà điều kiện môi trường được kiểm soát chặt chẽ và theo dõi bởi con người.

Kim cương nhân tạo và moissanite không gây hại môi trường và không liên quan đến xung đột, là lựa chọn đạo đức hơn. Sản xuất kim cương nhân tạo ít gây hại môi trường và không ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội.

Thành phần hóa học

Kim cương tự nhiên là một loại đá quý có nguồn gốc từ carbon, được hình thành trong môi trường có nhiệt độ và áp suất cao ở vùng sâu của trái đất. Kim cương thiên nhiên có khối lượng riêng là 3.51g/cm3 và có những tính quang học độc đáo.

Kim cương nhân tạo cũng có thành phần chính là từ carbon, nhưng nó được hình thành bằng cách mô phỏng các điều kiện tự nhiên trong phòng thí nghiệm. Kim cương nhân tạo cũng có khối lượng riêng xấp xỉ khoảng 3.52g/cm3 (gần bằng với kim cương tự nhiên) và có thể có những tính chất quang học tương tự hoặc có chút khác biệt.

Giá cả

Hiện nay, kim cương nhân tạo rẻ hơn 50% – 60% so với kim cương tự nhiên. Lý do là bởi kim cương từ tự nhiên càng lúc càng quý hiếm và khó được khai thác nhiều như xưa.

Một yếu tố khá quan trọng hình thành nên giá của hai loại đá quý này chính là nguồn cung cấp. Chúng ta phải mất cả hàng tỷ năm mới có thể hình thành một viên kim cương tự nhiên trong khi chỉ cần vài tuần là đã có thể sản xuất hàng loạt viên kim cương nhân tạo.

Mức độ quý hiếm

Kim cương tự nhiên có độ quý hiếm cùng thời gian hình thành lâu hơn rất nhiều so với nhân tạo. Để có thể khai thác thì cần phải tìm những địa điểm có áp suất và nhiệt độ cực kỳ lớn. Các điều kiện này phải tác động trực tiếp thời gian lâu dài mới có thể hình thành nên kim cương.

Đây là lý do tiên quyết để đánh giá rằng kim cương tự nhiên quý hiếm hơn. Dẫn đến sự chênh lệch giá cả trên thị trường cũng như giá trị mà sản phẩm mang lại.

Thử nghiệm Type IIA

Type IIA được xem là mức độ tinh khiết của carbon. Hầu như, kim cương Type IIA không chứa nitơ, nên chúng không có màu.

Hầu hết đá tinh khiết Type IIA đều là đá nhân tạo, trong khi chỉ có 2% số kim cương tự nhiên khai thác được là Type IIA. Mặt khác, vẫn có khả năng 2% kim cương tự nhiên là loại IIa bởi  vì thử nghiệm này không thể kết luận đúng hết 100%.

Những viên kim cương này không có tạp chất nitơ hoặc boron có thể đo lường được, chúng thường không màu nhưng chúng cũng có thể có màu xám, nâu nhạt, vàng nhạt hoặc hồng nhạt. Trong số tất cả các loại kim cương, Type IIA là loại tinh khiết nhất về mặt hóa học.

Bằng giấy kiểm định chất lượng

Những địa chỉ bán kim cương uy tín thì các sản phẩm khi bán ra đều luôn có giấy kiểm định đảm bảo chất lượng rõ ràng và cụ thể. Thông qua các mã số trên giấy kiểm định, khách hàng có thể kiểm tra thông tin viên kim cương trên website của đơn vị kiểm định. Trường hợp viên kim cương có kích thước lớn thì đơn vị chế tác sẽ khắc mã số lên viên kim cương.

Lưu ý: Bạn không nên mua các loại kim cương không có giấy tờ kiểm định rõ ràng, để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Giấy kiểm định GRA cho kim cương nhân tạo

Kim cương nhân tạo có nên mua? Bán lại được không? Kim cương nhân tạo vẫn có thể bán lại được với điều kiện bạn phải có giấy kiểm định GRA. Vấn đề có nên mua kim cương nhân tạo hay không thì sẽ còn tùy thuộc vào ngân sách, mong muốn của bạn. Nếu tài chính của bạn cho phép thì khuyên bạn vẫn nên sắm cho bản thân những viên kim cương tự nhiên sẽ tốt hơn. Còn nếu không thì kim cương trong phòng thí nghiệm nhân tạo vẫn là sự lựa chọn không quá tệ.

Hy vọng qua những thông tin chi tiết được chia sẻ ở bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kim cương nhân tạo cũng như một số thông tin xung quanh loại kim cương này.

5/5 - (2 bình chọn)