Kim cương nâu cũng được tạo nên từ nhiệt độ và áp lực cao trong lòng đất tương tự như kim cương trắng. Với đa dạng những màu nâu khác nhau cùng vẻ đẹp dịu dàng, loại kim cương này ngày càng được yêu thích, chế tác thành đa dạng các mẫu trang sức sang trọng. Cùng Cao Hùng Diamond tìm hiểu về loại kim cương đặc biệt này trong bài viết dưới đây nhé!
Kim cương nâu là gì?
Kim cương nâu là một loại kim cương màu khá phổ biến. Quá trình hình thành tương tự như viên kim cương trắng, nhưng do áp lực và sức nóng vô cùng lớn dưới lòng đất làm quá trình này tạo ra biến dạng trong mạng tinh thể và xuất hiện kết cấu Graining và khiến cách hấp thụ ánh sáng của đá bị thay đổi. Nhờ vậy, đã xuất hiện những viên kim cương có màu nâu lạ mắt. Bên cạnh đó, thành phần nitơ trong cấu trúc hợp chất kim cương cũng góp phần tạo nên gam màu nâu độc đáo.
Trước khi phát hiện ra mỏ kim cương Argyle vào năm 1986 ở Australia. Kim cương nâu có giá trị rất cao trong ngành kim hoàn trang sức. Thậm chí bất chấp thang màu đánh giá kim cương. Tuy nhiên, khi mỏ Argyle có thể khai thác 35 triệu carat mỗi năm chiếm 1/3 sản lượng kim cương toàn cầu, làm cho số lượng kim cương nâu ngày càng gia tăng và giá của chúng cũng mền hơn nhiều.
Ngày nay, kim cương nâu là một trong những loại kim cương phổ biến và được ưa chuộng. Loại kim cương màu nâu chiếm 15% trên tổng số 100% các loại kim cương màu khai thác được.
Vẻ đẹp nổi bật
Kim cương nâu là tên gọi dùng để chỉ những loại kim cương có gam màu nâu. Tuy nhiên trên thực tế những viên kim cương nhóm nâu có đa dạng tông màu, bao gồm màu champagne, màu chocolate, màu cappuccino, màu caramel và cả màu của cognac.
Trong đó, kim cương màu chocolate được ưa chuộng nhất trong ngành công nghiệp trang sức. Những viên kim cương màu nâu với vẻ đẹp dịu dàng, lấp lánh nhưng không quá phô trương. Điều này, đã tỏa ra vẻ đẹp sang trọng và cổ điển, rất được lòng phái đẹp trên toàn thế giới.
Đặc điểm phân loại
Kim cương tổng hợp màu nâu
Kim cương tổng hợp được sản xuất ra bằng cách nén than chì đến vài gigapascal với áp xuất cao và nhiệt độ trên 1500°C, thường rất giàu nitơ. Nitơ trong viên kim cương sẽ bị phân tán qua mạng tinh thể ở dạng các nguyên tử đơn lẻ, tạo ra màu vàng. Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi thành kim cương nhanh hơn người ta thường cho thêm niken vào than chì. Sự kết hợp giữa niken và nitơ trong quá trình này tạo ra kim cương màu nâu.
Kim cương sắc nâu tự nhiên
Màu nâu do các tạp chất niken hay chiếu xạ có thể dễ dàng nhận thấy thông qua phép đo lường quang phổ (ví dụ độ hấp thụ). Hầu hết kim cương màu nâu tự nhiên không có bất kỳ đỉnh hấp thụ đặc trưng nào. Mặc dù đã quy ước rằng màu sắc liên quan đến sự biến dạng dẻo, nhưng lý do đã được xác định đáng tin cậy chỉ có kim cương nâu tự nhiên loại IIA. Những khiếm khuyết bên trong tinh thể kim cương có thể là nguyên nhân tạo ra màu nâu.
Hé lộ nguồn gốc phát triển của viên kim cương nâu
Trong quá khứ, kim cương nâu từng bị “thất sủng” khi không tinh khiết và rực rỡ, lộng lẫy như những viên kim cương trắng không màu. Thậm chí, trong khoảng 100 năm, những viên kim cương nâu còn được coi là xấu xí, kém sang trọng. Tuy nhiên, khi công ty kiểm soát ngành công nghiệp đá quý De Beers bắt đầu khai thác và ứng dụng làm các hạt mài mòn. Cho nên, những viên kim cương nâu dần trở nên giá trị và được yêu thích hơn.
Làm sao để đánh giá giá trị của kim cương nâu?
Vì có nhiều gam màu nâu khác nhau nên màu sắc cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của viên kim cương. Theo thang điểm phân loại kim cương nâu, màu sắc được chia như sau:
- Từ K đến M được gọi là màu nâu nhạt
- Từ N đến R là màu nâu rất nhạt
- Từ S đến Z là màu nâu cực kỳ nhạt
Theo đó, màu kim cương càng đậm và tinh khiết thì viên kim cương càng có giá trị cao. Trên thực tế, màu sắc của kim cương càng trở nên rõ ràng thì giá trị sẽ càng giảm. Tuy nhiên với kim cương nâu thì ngược lại. Khi màu của kim cương càng nâu, nó sẽ càng có giá đắt hơn và được gọi là đá quý màu Fancy.
Giải đáp kim cương nâu giá bao nhiêu tiền?
Tương tự như những loại kim cương khác trên thị trường, giá của kim cương nâu tùy thuộc vào cấp độ màu. Giá cả của loại kim cương này được phân chia dựa trên hệ thống thang đo từ C1 đến C7. Cụ thể, C1 biểu trưng cho màu kim cương sáng nhất và C7 đại diện cho màu kim cương tối nhất. Màu sắc viên kim cương càng sống động và tinh khiết, giá trị sẽ càng cao. Tuy nhiên, để trả lời chính xác kim cương nâu giá bao nhiêu tiền? là rất khó bởi giá từng viên kim cương nâu còn phụ thuộc vào độ tinh khiết và trọng lượng cụ thể.
Hiện nay, viên kim cương nâu nặng nhất trên thế giới có tên The Golden Jubilee Diamond, trọng lượng đến 317.40 carat. Tuyệt phẩm này được chế tác từ kim cương nâu thô nặng 3106 carat. Ước tính giá của viên kim cương này từ 4 – 12 triệu USD. Cùng với kim cương trắng và các loại kim cương màu khác, kim cương nâu dần phổ biến và được ưa chuộng nhờ vẻ đẹp dịu dàng, nền nã và phảng phất nét cổ điển.
Kim cương nâu thường có giá trị thấp hơn so với kim cương trắng do sự ưa chuộng của người tiêu dùng đối với màu trắng tinh khiết. Tuy nhiên, kim cương nâu lại mang đến sự độc đáo và phong cách riêng biệt, điều này giúp chúng có giá trị cao trong mắt những người yêu thích trang sức quý hiếm.
Thông qua bài viết trên, chúng ta biết được một vài thông tin về kim cương nâu. Bạn nên chọn mua kim cương nâu từ các cửa hàng uy tín và có danh tiếng để đảm bảo chất lượng và dịch vụ tốt. Hãy yêu cầu chứng chỉ kiểm định từ các tổ chức uy tín khi mua kim cương. Nếu cần mua trang sức hoặc tìm hiểu kỹ hơn về loại kim cương này, bạn có thể liên hệ Cao Hùng Diamond để được hỗ trợ tận tình.
Mời xem tiếp: Giải đáp những bí ẩn ít người biết về kim cương hồng