Fluorescence được xem là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến giá của viên kim cương. Vậy Fluorescence có ảnh hưởng gì? Có phải tất cả kim cương đều có tính huỳnh quang? Hãy cùng Cao Hùng Diamond tìm hiểu chi tiết các thông tin liên quan đến vấn đề này ở bài viết dưới đây.
Fluorescence là gì?
Fluorescence (huỳnh quang) là một hiện tượng quang học, trong đó một chất hấp thụ năng lượng dưới dạng ánh sáng (photon) và sau đó phát ra ánh sáng có bước sóng khác (thường dài hơn) so với ánh sáng đã hấp thụ. Quá trình này xảy ra rất nhanh, chỉ trong khoảng 10 nano giây hoặc ngắn hơn. Một số nơi thỉnh thoảng gọi lệch đi là tính phát quang, tính phát sáng, phản quang…
Kim cương có Fluorescence là kim cương phát ra ánh sáng 95%. Trường hợp này xảy ra đối với ánh sáng màu xanh dương khi được đặt trong môi trường có tia UV. Nếu nguồn sáng UV tắt thì viên kim cương quay trở lại trạng thái bình thường.
Sỡ dĩ xảy ra hiện tượng này là do viên kim cương trong quá trình hình thành hàng triệu năm đã hấp thụ một số nguyên tố đặc biệt như Aluminium (Nhôm), Boron (Bo), Nitrogen (Nitơ) từ môi trường.
Dựa trên mức độ phát sáng, Gemological Institute of America (GIA) phân cấp Fluorescence trong thang đo từ None (không có tính huỳnh quang) đến Faint, Medium, Strong, Very Strong với mức độ tăng dần.
Xem thêm: None trong kim cương là gì?
Thang độ huỳnh quang Fluorescence của kim cương do GIA đưa ra
GIA (Gemological Institute of America) – tổ chức uy tín về đánh giá chất lượng kim cương đã phân loại độ huỳnh quang của kim cương thiên nhiên thành năm mức độ khác nhau.
- Không (None): Không có hiện tượng huỳnh quang.
- Nhẹ (Faint): Mức độ huỳnh quang rất yếu và khó nhận biết được.
- Trung bình (Medium): Mức độ huỳnh quang ở mức trung bình, nhận biết vô cùng rõ ràng.
- Mạnh (Strong): Mức độ huỳnh quang mạnh, nhận biết dễ dàng dưới tia UV.
- Rất mạnh (Very Strong): Mức độ huỳnh quang rất mạnh, tia UV ảnh hưởng đến màu sắc của kim cương dưới ánh sáng tự nhiên.
Fluorescence ảnh hưởng gì tới vẻ đẹp của kim cương?
Ảnh hưởng của Fluorescence lên vẻ đẹp của kim cương là hoàn toàn khác nhau tùy vào môi trường cũng như đặc tính của từng viên kim cương. Dưới đây là những ảnh hưởng cơ bản của Fluorescence đến vẻ đẹp của kim cương.
- Bằng mắt thường, rất khó để nhận ra sự khác biệt giữa kim cương None Fluorescence và Fluorescence vì Fluorescence hầu như không ảnh hưởng đến sự lấp lánh của nó.
- Ở một số điều kiện nhất định có các đèn chiếu UV công suất lớn thì bạn sẽ thấy kim cương có huỳnh quang phát ra ánh sáng xanh khác lạ. Hoặc khi đi ngoài nắng, kim cương Fluorescence trông sẽ mờ hơn so với kim cương không có Fluorescence.
- Kim cương Fluorescence có tác động tích cực với các viên kim cương có nước thấp như G – H – I – J. Ngoài ra, độ huỳnh quang sẽ giúp cân bằng và giảm bớt ánh vàng, làm viên kim cương nhìn trắng hơn so với các viên có cùng nước nhưng không có huỳnh quang.
- Những viên kim cương nước cao như D – E – F, Fluorescence làm viên kim cương có hiện tượng váng dầu, mờ… Mặc dù tỷ lệ này khá thấp (khoảng 0.2% dựa theo GIA).
Xem thêm: Kim cương được tạo ra như thế nào?
Fluorescence ảnh hưởng gì đến giá kim cương?
Độ huỳnh quang không ảnh hưởng đến giá trị của kim cương nhiều. Tuy nhiên, đối với kim cương nước D (vô cực trắng) có độ huỳnh quang mạnh, làm giảm giá trị của chúng vì nhiều người cho rằng nó làm giảm tính thẩm mỹ của kim cương. Giá các viên kim cương này có thể giảm từ 3% – 15%.
Kim cương màu I (trắng sáng) trở xuống, có độ huỳnh quang mạnh được coi là một điểm cộng vì nó làm giảm thiểu màu vàng, giúp kim cương trắng hơn. Giá thành cũng cao hơn các viên kim cương huỳnh quang thấp từ 2% – 5%.
Như vậy, độ huỳnh quang không phải là yếu tố quan trọng nhất trong việc đánh giá giá của kim cương. Việc lựa chọn kim cương phụ thuộc nhiều vào yếu tố 4C là màu sắc, độ tinh khiết, giác cắt và trọng lượng của kim cương.
Lưu ý: Ngoài các yếu tố trên, giá của kim cương còn phụ thuộc vào biến động kim cương trong và ngoài nước và thậm chí là biến động từng ngày.
Có phải tất cả kim cương đều có tính huỳnh quang hay không?
Không phải tất cả kim cương đều có tính huỳnh quang. Vì một lượng nhỏ tạp chất trong kim cương có thể khiến chúng phát quang hoặc phát sáng dưới tia UV. Thông thường, sự phát huỳnh quang UV xảy ra khoảng 35% kim cương không màu và có thể rất mạnh hoặc mờ.
Đa phần kim cương phát huỳnh quang có màu xanh lam. Điều này loại bỏ màu hơi vàng trong hầu hết các viên kim cương, dẫn đến vẻ ngoài có màu trắng hơn dưới ánh sáng mặt trời.
Đối với ánh sáng nhân tạo, hiện tượng phát sáng huỳnh quang không xảy ra hoặc khó xảy ra hơn. Fluorescence là một hiện tượng đặc biệt, hiếm khi xảy ra và làm cho viên kim cương có huỳnh quang trở lên đáng chú ý hơn.
Trên đây là tất cả các thông tin về Fluorescence là gì mà Cao Hùng Diamond muốn gửi đến bạn. Nếu bạn còn có những thắc mắc gì về kim cương hay các loại đá quý khác thì hãy liên hệ ngay đến Cao Hùng Diamond nhé! Với kinh nghiệm 10 năm, Cao Hùng Diamond tự tin sẽ cung cấp cho bạn kiến thức đầy đủ và chính xác nhất!
Tham khảo thêm: Độ phát quang của kim cương là gì?