Đá Swarovski và kim cương hiện đang là hai loại đá quý được ưa chuộng nhất hiện nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn đang thắc mắc liệu đá Swarovski có mắc như kim cương hay không? Nguồn gốc của chúng là từ đâu? Làm thế nào để phân biệt giữa hai loại đá quý này? Cùng Cao Hùng Diamond tìm hiểu chi tiết các thông tin liên quan đến kim cương và đá Swarovski trong bài viết dưới đây nhé!
Nguồn gốc của đá Swarovski và kim cương
Trước khi tiến hành phân biệt, so sánh đá Swarovski và kim cương thì hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc hình thành. Dựa vào nguồn gốc hình thành, ta sẽ có cái nhìn tổng quan hơn cho từng loại đá.
Đá Swarovski
Đá Swarovski được biết đến là một sản phẩm thuộc công ty đá quý Swarovski. Thông thường, loại đá này được hình thành dựa trên công thức pha trộn của nhiều nguyên liệu khác nhau.
Đó chính là các nguyên liệu thô được kết hợp với thành phần kim loại bổ sung. Sau đó, áp dụng các kỹ thuật và công nghệ máy cắt độc quyền nhằm cho ra đời viên đá Swarovski chất lượng.
Bên cạnh đó, Swarovski được cho vào nhóm các loại đá CZ (Cubic Zirconia). Nó được đánh giá là một trong những loại pha lê đẹp, có mức giá đắt đỏ nhất trong số tất cả các loại đá Cubic Zirconia.
Chính các chi tiết từ độ bền, giác cắt, độ khúc xạ ánh sáng đã khiến nhiều người tưởng rằng đá Swarovski và kim cương là một, nhưng thực tế không phải là vậy.
Kim cương
Kim cương tự nhiên nói riêng và kim cương nói chung từ lâu được biết đến là vua của các loại đá quý. Chúng được hình thành từ sâu trong lòng đất, cách đây khoảng 1 tỷ cho đến 3.3 tỷ năm.
Với điều kiện áp suất và nhiệt độ cao, các viên kim cương đã được tạo thành từ Carbon ẩn sâu dưới lòng đất. Ngoài ra, khi xét về chỉ số khúc xạ thì kim cương tự nhiên có chỉ số là 2.417 còn độ phân tán của kim cương đạt 0,044.
Tham khảo thêm: Quá trình hình thành kim cương trong tự nhiên
Đá Swarovski và kim cương cái nào đắt giá hơn?
Đá Swarovski là một sản phẩm của công nghệ sản xuất và được tạo ra trong phòng thí nghiệm dựa trên vẻ đẹp của kim cương. Mặc dù có ngoại hình và vẻ đẹp gần như tương đồng với kim cương và cũng có khả năng lấp lánh ấn tượng, nhưng giá trị của đá Swarovski thường thấp hơn nhiều so với kim cương.
Không như kim cương quý hiếm phải trải qua quá trình hình thành hàng triệu năm và qua bàn tay khéo léo của thợ kim hoàn mới có được vẻ đẹp vạn người mê, đá Swarovski thì ngược lại. Loại đá này được sản xuất hàng loạt và nó đã trở thành một sự lựa chọn hấp dẫn cho những người có tài chính không cao nhưng vẫn muốn sở hữu một loại đá quý có vẻ đẹp lấp lánh.
Đá Swarovski và kim cương cái nào đắt hơn? Có thể kết luận bằng câu trả lời là kim cương đắt hơn vì sự hiếm có khó tìm của nó. Và có thể thấy cả đá Swarovski và kim cương đều có vẻ đẹp gần như giống nhau nhưng bạn có thể dựa vào tài chính của bản thân và giá kim cương tự nhiên để lựa chọn.
Phân biệt đá Swarovski và kim cương tự nhiên
Để có thể biết được đá Swarovski và kim cương khác nhau như thế nào thì chúng ta sẽ bắt tay vào so sánh. Việc so sánh này sẽ dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như tính chất vật lý, cấu tạo hóa học, độ cứng và màu sắc của Swarovski và kim cương.
Đặc tính và cấu tạo hóa học
Xét về cấu tạo hóa học của Swarovski và kim cương tự nhiên thì chúng hoàn toàn khác nhau. Nếu kim cương có cấu tạo hóa học là từ những nguyên tử Carbon thì đá Swarovski được tạo nên từ các tinh thể khối là ZrO2 (Zirconium Dioxide).
Khi xét về độ cứng, đá Swarovski có độ cứng đạt mức 8,5/10 (dựa trên thang đo Mohs). Còn kim cương có độ cứng đạt mức 10/10 (trên thang đo Mohs).
Ngoài ra, Swarovski và kim cương còn khác nhau ở tính cách điện và dẫn điện. Kim cương có tính cách điện còn đá Swarovski thì có tính dẫn điện. Bên cạnh đó, kim cương còn có chiết suất cao hơn Swarovski (2,417 so với 2,18).
Về tạp chất và màu sắc
Trong quá trình sản xuất đá Swarovski, các nhà chế tác thường thêm một số oxit kim loại để tạo màu. Vì vậy, loại đá này chỉ có màu sắc cơ bản là không màu (màu trắng). Còn kim cương thiên nhiên thì có rất nhiều màu như tím, vàng, trắng…
Phần lớn những viên kim cương thiên nhiên thường lẫn tạp chất bên trong (dù rất ít). Còn đối với đá Swarovski do trong quá trình sản xuất nó phải trải qua nhiều công đoạn từ pha chế cho đến tách lọc, nên đá Swarovski không có những tạp chất.
Đá Swarovski và kim cương tuy có nhiều sự khác nhau nhưng theo nhiều nhận định từ chuyên gia, nếu bạn không có chuyên môn và kinh nghiệm, bạn rất khó để có thể phân biệt được hai loại đá đặc biệt này.
Phân biệt giữa đá Swarovski và kim cương nhân tạo
Moissanite là một khoáng chất hiếm có, được tìm thấy trong tự nhiên với số lượng nhỏ mặc dù Moissanite trang sức được làm nhân tạo.
Nó được làm từ Silicon Carbide (nghĩa là nó có thể chịu nhiệt độ cao và rất cứng) với thang đo Mohs là 9,25. Tại Việt Nam, chỉ có một nhà sản xuất kim cương Moissanite là Charles & Colvard có bằng sáng chế (hết hạn vào năm 2015).
Khi bằng sáng chế hết hạn thì nó có mức giá rẻ hơn khi đối thủ cạnh tranh cũng có thể sản xuất đá quý. Ngoài ra, kim cương Moissanite nhẹ hơn một chút so với kim cương tự nhiên (trọng lực 3,21, chỉ số khúc xạ là 2,65 đến 2,69 và độ phân tán là 0,104.
Nghĩa là Moissanite hiển thị lửa hình lăng trụ và lấp lánh nhiều hơn kim cương. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy ngay cả khi một nhà quan sát chưa qua đào tạo. Mặt khác, nếu so sánh vẻ đẹp của kim cương nhân tạo với đá Swarovski thì Moissanite sẽ nhỉnh hơn về mọi mặt với vẻ đẹp cũng xuất sắc hơn rất nhiều.
Trên đây là tất cả các thông tin về đá Swarovski và kim cương mà Cao Hùng Diamond muốn gửi đến bạn. Đừng quên theo dõi và đón chờ những bài viết mới của chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất về kim cương và các loại đá quý nhé!