Kim cương thiên nhiên là gì? Có gì khác biệt so với các loại kim cương nhân tạo khác? Nguồn gốc và giá trị như thế nào? Mời bạn cùng Cao Hùng Diamond tìm hiểu chi tiết về những thông tin này trong bài viết dưới đây nhé!
Kim cương tự nhiên là gì?
Kim cương thiên nhiên hay kim cương tự nhiên là loại đá quý hiếm thường được khai thác ở các mỏ quặng sâu dưới lòng đất với quy mô lớn. Đây là những viên kim cương tự nhiên chưa qua xử lý, đánh bóng nên còn ở dạng thô ráp. Khi khai thác sẽ có nhiều viên kim cương có kích thước khác nhau và không viên nào giống với viên nào.
Kim cương tự nhiên hình thành nên từ Carbon và là chất liệu tự nhiên cứng nhất trên Trái Đất. Để có được một viên kim cương thì phải mất từ một đến ba tỷ năm, ở độ sâu ít nhất 85 dặm bên dưới bề mặt Trái Đất trong điều kiện tự nhiên và nhiệt độ cao.
Các viên kim cương sau khi được hình thành sẽ được những vụ phun trào núi lửa đưa lên bề mặt Trái Đất, tại đây con người sẽ khai thác chúng và chế tác thành các món đồ trang sức đẹp mắt.
Nguồn gốc
Sau nhiều cuộc thí nghiệm và khảo sát, các nhà khoa học đã khám phá ra những thông tin đặc sắc về nguồn gốc của kim cương tự nhiên. Kim cương được hình thành từ khoáng vật chứa cacbon dưới điều kiện nhiệt độ và áp suất cực kỳ cao. Từ việc nghiên cứu tỷ lệ đồng vị, ngoài việc sử dụng đồng vị bền như C-12 và C-13, các nhà khoa học cho rằng cacbon trong kim cương có nguồn gốc từ cả nguồn hữu cơ và vô cơ.
Nguồn vô cơ tồn tại ở lớp trung gian của Trái Đất, trong khi nguồn hữu cơ chủ yếu đến từ các loài cây đã chết và bị vùi sâu trong lòng đất. Sự chênh lệch tỷ lệ giữa hai nguồn này là khá nhiều.
Và có thể kết luận rằng, khắp mọi nơi trên trái đất đều có khả năng xuất hiện kim cương vì chỉ cần ở một độ sâu nào đó có đủ điều kiện về nhiệt độ và áp lực thì sẽ hình thành được kim cương.
Tác dụng
Một phần nhỏ kim cương tự nhiên (20%) được khai thác trên thế giới được dùng để làm trang sức. Phần lớn kim cương còn lại có chất lượng thấp hơn và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và khoa học, như:
- Được dùng làm vật liệu quang học: Kim cương có độ cứng cao, độ dẫn nhiệt tốt, tính trơ hóa học và không biến dạng khi nhiệt độ thay đổi, vì vậy nên được ứng dụng để làm công cụ truyền bức xạ sóng ngắn và bức xạ hồng ngoại.
- Làm thiết bị dò phóng xạ: Kim cương có khả năng phân rã chậm ngay cả ở điều kiện bình thường, nên nó được sử dụng để chế tạo các thiết bị dò phóng xạ có hiệu quả cao.
- Làm chất dẫn nhiệt: Kim cương có tính dẫn nhiệt cao nhưng không dẫn điện, nên nó được ứng dụng trong các diot, transistors hay tản nhiệt cho các thiết bị điện tử.
Ngoài những tác dụng trên, kim cương còn có tác dụng tốt cho tâm trạng, vì nó mang lại những năng lượng tích cực, giúp con người cảm thấy thư giãn, sảng khoái và thoải mái hơn. Có thể nói, kim cương có một vẻ đẹp trong sáng, tinh khiết giúp người đeo “chữa lành tâm hồn”.
Kim cương thiên nhiên giá bao nhiêu tiền?
Thực tế, sẽ vô cùng khó để xác định được kim cương tự nhiên giá bao nhiêu. Bởi quá trình hình thành kim cương thô trong tự nhiên rất khắc nghiệt. Chưa kể nơi khai thác cũng tại vị trí rất sâu trong lòng đất, tốn nhiều thời gian và vô cùng nguy hiểm.
Với quy mô và mức độ nguy hiểm như vậy nên không phải cá nhân hay tổ chất nào cũng có thể tiến hành khai khoáng. Hiện chỉ có một số ít đơn vị như kim cương De Beers, Debswana, Alrosa, BHP Billiton… mới được cấp quyền khai thác. Đó là lý do mà người ta thường nói kim cương tự nhiên là loại đá quý đứng đầu trong “ngũ đại bảo thạch”, là biểu tượng của sự xa xỉ, xa hoa và giàu có.
Hiện nay, kim cương tự nhiên có giá dao động khoảng từ vài triệu đến vài tỷ đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trọng lượng carat, độ tinh khiết, màu sắc và đường cắt. Bên cạnh đó, giá kim cương tự nhiên cũng phụ thuộc vào các yếu tố như nơi bán và tình hình biến động kinh tế, xã hội ở thời điểm đó.
So sánh kim cương thiên nhiên với CVD, Moissanite và Cz
Dưới đây là bảng tra cứu những điểm khác biệt giúp bạn dễ dàng phân biệt kim cương tự nhiên với các loại đá quý, kim cương nhân tạo khác:
Kim cương thiên nhiên | Kim cương CVD | Kim cương nhân tạo Moissanite | Kim cương CZ | |
Thành phần hóa học | 100% Cacbon | 99.95% Cacbon | SiC | ZrO2 |
Nguồn gốc | Tự nhiên | Phòng thí nghiệm | Phòng thí nghiệm | Phòng thí nghiệm |
Màu sắc | Trong suốt đến vàng | Đa dạng màu sắc | Đa dạng màu sắc | Đa phần là màu trong suốt |
Chiết suất ánh sáng | 2.417 | 2.420 | 2.647 – 2.689 | 2.150 ( + – 0.03 ) |
Độ cứng | 10 Mohs | 10 Mohs | 9.5 Mohs | 8.5 Mohs |
Độ bền | Vĩnh cửu | Vĩnh cửu | Vĩnh cửu | Mòn dần theo thời gian |
Độ bóng | E | E | E | V |
Độ dẫn nhiệt | Dẫn nhiệt tốt | Dẫn nhiệt tốt | Dẫn nhiệt tốt | Cách nhiệt |
Trọng lượng riêng | 3.52 g/cm3 | 3.52 g/cm3 | 3.21 g/cm3 | 5.8 g/cm3 |
Độ lửa và tán sắc | Bình thường | Bình thường | Cao | Cao |
Giá trị | Rất cao | Cao | Trung bình | Thấp |
Bài viết trên hy vọng đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích khi tìm hiểu về kim cương thiên nhiên. Đây là loại đá quý đắt giá nhờ những tính chất đặc biệt cũng như độ hiếm có trên thị trường. Để sở hữu những viên kim cương tự nhiên đẹp, chất lượng nhất, bạn nên tìm tới những địa chỉ đáng tin cậy và có đầy đủ giấy kiểm định từ GIA như Cao Hùng Diamond.
Tham khảo thêm: Bảng giá kim cương tự nhiên kiểm định GIA rẻ nhất 2024