Kim cương máu phản ánh lên bản chất nhuốm máu trong mỗi viên kim cương khi chúng được khai thác một cách bất hợp pháp. Hành vi khai thác này đã đưa ra thị trường những viên kim cương không được kiểm định và không đạt chuẩn. Hãy cùng Cao Hùng Diamond tìm hiểu chi tiết về kim cương máu là gì trong bài viết dưới đây.
Kim cương máu là gì?
Kim cương máu là tên gọi vừa trừu tượng vừa hữu hình với những viên kim cương có được từ xung đột, giao tranh và chưa qua kiểm định.
Kim cương tự nhiên tồn tại ngoài tự nhiên và không phải vùng đất nào cũng có kim cương, nhưng tập trung nhiều nhất là ở Châu Phi. Kinh tế thiếu tiến bộ, nghèo đói và lỏng lẻo trong quản lý đã tạo cơ hội cho những tên khai thác lậu lộng lành.
Vì không được quản lý nên giao tranh và xung đột diễn ra liên miên. Do đó, để có được viên kim cương không biết phải đánh đổi bao nhiêu mồ hôi và xương máu của những người lao động cực khổ.
Lý do kim cương máu trở thành vấn đề nghiêm trọng
Những tệ nạn lao động như bóc lột lao động trẻ em, lạm dụng tình dục… là hệ quả tất yếu. Xem tính mạng con người không quan trọng bằng thành quả là những viên kim cương. Có những người khai thác từ vùng đất kim cương trở về, thân thể không còn vẹn nguyên vì tàn tật.
Một vấn đề khác nữa chính là việc không thể kiểm soát, làm tài nguyên quốc gia cạn kiệt nhưng lợi nhuận thu lại là không nhiều. Kim cương này hoàn toàn không được kiểm định, luồng vào thị trường tạo nên những bất ổn về kinh tế.
Tác động tiêu cực đến môi trường
Kim cương máu làm xói mòn, cằn cỗi đất đai và tạo nên những vụ sạt lở. Môi trường tự nhiên theo đó cũng chịu ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.
Kim cương nhuộm “máu” thúc đẩy các doanh nghiệp khai thác triệt để trên một vùng đất nhất định. Nên nguồn nước, đất đai theo đó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người. Nhiều báo cáo chỉ ra rằng, thảm thực vật quanh khu vực khai thác trái phép chịu ô nhiễm trầm trọng.
Ngoài ra, địa hình dốc của các mỏ khai thác kim cương cũng tiềm ẩn sự sạt lở khi không được gia cố an toàn. Nhiều vụ sạt lở, ngập lụt đất gây thương vong cho nhiều công nhân khai thác kim cương trong thời gian qua là minh chứng tiêu biểu.
Những kẻ buôn lậu bất chấp thủ đoạn để khai thác kim cương, trực tiếp tàn phá môi trường. Điều này tạo nên những bất ổn cho người dân sống ở đó. Hoạt động khai thác kim cương vốn dĩ đã không tốt thì môi trường sống cũng phải chịu hệ lụy tương tự.
Gây ra hậu quả đau lòng cho xã hội
Kim cương, mặc dù được coi là biểu tượng của sự quý phái và tích cực, nhưng ở một số quốc gia, kim cương máu lại gây ra những hậu quả đau đớn và cực kỳ nghiêm trọng. Việc khai thác và buôn bán loại đá quý hiếm này thường dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như nội chiến, bạo lực, bóc lột sức lao động vô nhân đạo và suy thoái môi trường.
Tại Cộng Hòa Trung Phi, thực trạng khai thác kim cương tại đây gây ảnh hướng đến sự phân biệt giàu nghèo và những căng thẳng tôn giáo. Số lượng kim cương được khai thác ở nước này dễ dàng được buôn lậu sang biên giới và được tiêu thụ ở nhiều nơi trên thế giới. Điều này không bị ảnh hưởng bởi những thông tin về sự tàn phá của kim cương máu.
Tại Zimbabwe, ngành công nghiệp kim cương bị ảnh hưởng nặng nề của vấn nạn kim cương lớn, dù sản lượng kim cương được khai thác ở đất nước này rất lớn. Nô lệ gồm người lớn và trẻ em bị tra tấn, bức ép, bóc lột sức lao động để khai thác kim cương.
Angola là đất nước có ngành thương mại kim cương hưng thịnh. Tuy nhiên, sự hưng thịnh này không làm giảm bớt những vấn nạn bạo hành và nội chiến từ kim cương máu. Hầu như các mỏ kim cương trên quốc gia này đều là bất hợp pháp và hoạt động khai thác kim cương vẫn diễn ra hằng ngày.
Bờ Biển Ngà, đã trở thành nơi khai thác, xuất khẩu và buôn bán kim cương bất hợp pháp từ năm 1999. Việc khai thác và xuất khẩu bất hợp pháp này diễn ra liên tục khi tồn tại lệnh cấm tất cả các hoạt động khai thác kim cương từ Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc được ban hành năm 2005 và được bãi bỏ năm 2014.
Tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô vào những năm 1990, đất nước này phải trải qua những cuộc chiến tranh, cướp bóc và chịu ảnh hưởng nặng nề. Cùng với đó là những hậu quả và việc khai thác, buôn bán kim cương máu vẫn còn tiếp diễn và xuất hiện nhiều trường hợp tạo giấy chứng nhận giả để bán kim cương với giá thành cao.
Trong khi đó, Sierra Leone trở thành một trong những nạn nhân chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của việc này, khi người dân phải chịu sự tàn bạo, tra tấn và bị bóc lột một cách vô nhân đạo để khai thác kim cương, gây ra những tổn thất nặng nề cho đất nước này.
Như vậy có thể thấy, Kim Cương Máu không chỉ là một vấn đề của riêng một quốc gia nào mà nó đã trở thành một vấn đề toàn cầu, gây ra những hậu quả đáng kinh ngạc cho con người và môi trường sống.
Tham khảo thêm: Khai thác kim cương ở Nam Phi như thế nào?
Tạo nên những bất ổn cho nền kinh tế
Kim cương nhuộm “máu” tạo nên bất ổn cho thị trường kim cương tự nhiên ở 2 khía cạnh là thuế và chất lượng. Dưới đây là cụ thể về hai khía cạnh của kim cương.
- Ở khía cạnh thuế: Đây là nguồn thu chủ yếu, phản ánh độ lớn của một thị trường nhất định. Khi giao thương hợp pháp, quốc gia sở hữu sẽ nhận lại một giá trị tương ứng. Ngược lại, nếu buôn lậu thì lợi nhuận thu lại sẽ đổ vào tay của những con buôn.
- Ở khía cạnh chất lượng: Kim cương xuất ra thị trường đều cần phải thông qua một tiêu chuẩn (GIA). Một viên kim cương đạt chuẩn GIA, nghĩa là chất lượng của nó đủ đảm bảo để lưu thông trên thị trường.
Với khía cạnh đầu tiên là tính vĩ mô, khía cạnh sau chính là điều vi mô. Mặc dù kim cương có những đặc tính bền bỉ lẫn chất lượng nhưng không phải nó là đồng nhất và bất biến giữa sản phẩm. Vì vậy, kim cương máu tạo nên những bất ổn cho thị trường.
Các cuộc xung đột lớn liên quan đến kim cương máu
Trong lịch sử, đã diễn ra nhiều cuộc giao tranh đẫm máu xoay quanh vấn đề về kim cương nhuộm “máu”. Dưới đây là 3 cuộc chiến tranh tiêu biểu, chứng tích cho sự đẫm máu của chiến tranh.
Cuộc chiến ở Angola (Giai đoạn 1961 – 2002)
Ở giai đoạn này Angola đang nội chiến, sự phân tán lực lượng khiến các phiến quân nổi dậy. Nổi bật chính là đạo quân UNITA cùng liên minh Phong trào nhân dân Giải phóng Angola, Mặt trận Giải phóng của Enclave Cabinda.
Cuộc chiến này đã khiến nửa triệu người thiệt mạng và hàng ngày người khác chịu thương vong. Đến năm 1998, khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp lệnh trừng phạt thì cuộc chiến mới dần chấm dứt đi.
Cuộc chiến ở Cộng Hòa Congo (Giai đoạn 1998 – 2003)
Trong lịch sử, đây là cuộc nội chiến vũ trang lớn nhất Châu Phi với sự tham gia của 20 nhóm vũ trang và 9 nước. Cuộc chiến khủng khiếp này gây nên cái chết cho gần 4 triệu người, đẩy hàng triệu người khác thành dân tị nạn.
Các nhóm phiến quân, vũ trang nhận tài trợ của các nước láng giềng để thực hiện giao tranh. Vào giai đoạn bùng nổ nhất, nhóm này giành được quyền kiểm soát vùng Đông Bắc, nhưng rồi cũng bị đánh bật ra.
Đặc biệt, khác với cuộc nội chiến ở trên, cuộc nội chiến ở Congo vì kim cương chưa bao giờ được áp lệnh trừng phạt.
Nội chiến Sierra Leone (Giai đoạn 1991 – 2002)
Cuộc chiến bắt đầu diễn ra từ 1991 kéo dài suốt 11 năm. Có hơn nửa triệu người phải chết khi Mặt trận thống nhất Cách mạng lật đổ chính quyền Joseph Momoh. Trong đó, một số lượng lớn dân thường chịu cảnh tra tấn vì làm việc tại các mỏ khai thác.
Ngoài ra, mỏ khai thác kim cương là miếng mồi ngon để giành quyền kiểm soát. Khi Mặt trận thống nhất Cách mạng lên nắm quyền kiểm soát ở phía Đông Nam Sierra thì một lượng lớn kim cương đã được khai thác – chủ đích của cuộc nội chiến này.
Các giải pháp đối phó nỗi ám ảnh kim cương máu
Các tổ chức và phong trào chống kim cương máu
Với những vấn nạn bóc lột và áp bức kể trên, chính phủ toàn cầu và các tổ chức kim hoàn đã đưa ra những giải pháp nỗ lực để chấm dứt sự bạo lực thông qua việc thiết lập Chương trình Kimberley (hay còn gọi là Kimberley Process). Tuy nhiên, mục tiêu của Kimberley là ngăn chặn việc khai thác và xuất khẩu kim cương bởi các phiến quân ở các khu vực chiến tranh, nhưng chương trình này vẫn không đưa ra giải pháp toàn diện cho vấn đề dân tộc ở Nam Phi.
Thậm chí, trên thực tế là Kimberley Process thường không giải quyết được những vụ việc khi các công ty hoặc chính phủ áp đặt sự tổn thương hoặc thậm chí sát hại những người khai thác kim cương. Trong nhiều trường hợp, các kim cương từ những vụ này vẫn được chứng nhận là hợp pháp và được xuất khẩu ra thị trường và được tiêu thụ ở nhiều nơi trên thế giới. Điều này làm cho tình hình trở nên tàn khốc hơn và gây nghi ngờ về tính hiệu quả của chương trình Kimberley Process này.
Hướng tới kim cương “sạch”
Kim cương máu có giá rẻ hơn rất nhiều so với kim cương có kiểm định và bán chính ngạch. Xét về tiêu chuẩn đạo đức, có một khoảng cách lớn hơn cả giá thành giữa hai lựa chọn này đó chính là có đạo đức khi tiêu dùng và phi đạo đức.
Việc lựa chọn kim cương có kiểm định GIA nghĩa là bạn đã lựa chọn những viên kim cương được sản xuất một cách minh bạch. Điều này, giúp tạo ra cơ hội việc làm đảm bảo tiêu chuẩn khiến các doanh nghiệp có ý thức hơn trong bảo vệ môi trường.
Kim cương có kiểm định GIA cũng là lựa chọn đầy tính an toàn và ổn định cho người dùng. Đây là một lựa chọn giúp những món đồ trang sức được bền bỉ theo năm tháng, ổn định khi dùng dài lâu và không gặp phải những trường hợp như xỉn màu, nứt mẻ…
Tuy rằng lựa chọn này có thể khó tiếp cận, tốn nhiều tiền hơn nhưng đó là lựa chọn đúng đắn. Sở dĩ như vậy vì chất lượng và giá trị của kim cương tự nhiên có kiểm định GIA nên là như vậy.
Kim cương máu là một góc khuất trong ngành khai thác kim cương, tạo nên những hệ lụy rõ nét cho cộng đồng. Đặc biệt, lựa chọn kim cương nhuộm “máu” là lựa chọn vô trách nhiệm và thiếu đi sự ổn định. Vì vậy, gợi ý này không được khuyến khích.
Trên đây là tất cả các thông tin về kim cương máu mà Cao Hùng Diamond muốn gửi đến bạn. Hy vọng là những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về kim cương nhuộm “máu”. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Xem thêm: 5 công ty kim cương lớn nhất thế giới thời điểm hiện nay