Kim cương De Beers là một thương hiệu kim cương nổi tiếng bậc nhất trong làng kim hoàn thế giới. Vậy De Beers đã làm tăng giá trị của kim cương cách nào? Hãy cùng Cao Hùng Diamond tìm hiểu thông tin chi tiết liên quan đến thương hiệu De Beers và chiến dịch của họ ở bài viết dưới đây nhé!
Lịch sử phát triển của đế chế kim cương De Beers
De Beers là một thương hiệu kim cương lâu đời và nổi tiếng trên thế giới. Sau đây, Cao Hùng Diamond sẽ tiết lộ về quá trình thành lập và phát triển của thương hiệu này:
Tình hình kinh doanh của De Beers
Công ty kim cương De Beers hoạt động hơn 20 quốc gia, ở 6 lục địa. Sử dụng hơn 13.000 người và có hoạt động khai thác trên khắp Nam Phi, Canada, Botswana và Namibia. Ngoài ra, De Beers kiểm soát khoảng 40% thị trường kim cương thô toàn cầu.
Một công ty kim cương nổi tiếng khác là gã khổng lồ, đã khai khoáng Anglo American chiếm 45% cổ phần của De Beers. Gia tộc Oppenheimer ở Nam Phi sở hữu 40%, còn 15% do chính phủ Botswana nắm giữ.
Tháng 3 năm 1955, Công ty kim cương De Beers bắt đầu xâm nhập vào thị trường kim cương ở Botswana. Trong những năm gần đây, chiếm 39% doanh thu công và 30% GDP của đất nước này.
Quá khứ lẫy lừng
Năm 1860, kim cương lần đầu tiên được phát hiện ở miền nam châu Phi tại trang trại của Diederick De Beer và Nicolas. Hai mỏ tại trang trại này từng đạt năng suất khai thác cao nhất thế giới, nhưng bây giờ lại không còn hoạt động nữa.
Doanh nhân người Anh Cecil Rhodes – cha đẻ của công ty kim cương De Beers đã mua những mỏ kim cương cho riêng mình vào năm 1871. Đầu tiên là mỏ De Beers, cuối cùng đã thu mua lại hầu hết các mỏ ở miền nam châu Phi.
Vào năm 1888, thành lập De Beers Consolidated Mines. Giữa năm 1890, ông đã thành lập Diamond Syndicate (tiền thân của Central Selling Organization). Đây là một tổ chức tài chính và marketing hiện đại, kiểm soát hoạt động buôn bán trên thế giới.
Năm 1902 và 1908 việc phát hiện ra các mỏ kim cương lớn gần Pretoria và dọc theo bờ biển Tây Nam Phi thuộc Đức đã làm suy yếu nghiêm trọng quyền kiểm soát của De Beers đối với thị trường.
Những năm đầu, số lượng kim cương công ty sản xuất chiếm hơn 90% nguồn cung trên thế giới. Tuy nhiên, thị phần toàn cầu của công ty giảm dần khi công ty trẻ nổi lên và bắt đầu bán sản phẩm ra thị trường, làm suy yếu thế độc quyền của công ty.
Cuộc chỉ trích và điều tra liên quan đến “kim cương máu”
Cuối thế kỷ 20, công ty kim cương De Beers đã bị chỉ trích công khai và bị truy tố vì nhiều hành vi phạm tội khác nhau. Dưới đây là các cuộc điều tra và chỉ trích nổi bật được thể hiện qua từng năm cụ thể.
- Năm 1990, công ty bị giám sát chặt chẽ sau vụ “kim cương máu”.
- Vào năm 1999, công ty ngừng mua kim cương từ các nhà sản xuất. Nhằm để đảm bảo rằng họ không còn tiến hành giao dịch bất hợp pháp như trước nữa.
- Năm 2005, công ty thông báo sẽ chuyển hơn 15% cổ phần cho Ponahalo Investment Holdings – Tập đoàn đầu tư thuộc sở hữu của người da đen.
- Năm 2007, hoạt động tại khai thác Mỏ Snap Lake và Canada ở Lãnh thổ Tây Bắc được bắt đầu. Sau đó một năm, công ty đã khai thác mỏ Victor ở Canada, Bang Ontario.
- Năm 2004, công ty đã ký thỏa thuận với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Trong đó, họ nhận tội cố ý định giá kim cương làm ảnh hưởng đến thị trường đá quý. Sau đó, trả khoản tiền phạt 10 triệu đô la.
Hiện tại, mặc dù công ty kim cương De Beers không còn là đế chế độc quyền kim cương hùng mạnh nhất thế giới nữa. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những tòa thành kiên cố trong thị trường kim cương toàn cầu với doanh thu hàng tỷ đô la mỗi năm.
Chiến dịch quảng cáo kim cương đỉnh cao của De Beers – A Diamond is Forever
Để tăng sức ảnh hưởng đến người tiêu dùng, De Beers đã tận dụng những ngôi sao điện ảnh nổi tiếng lúc bấy giờ. De Beers đã tặng cho họ những chiếc nhẫn kim cương đẹp mắt để làm món quà thể hiện tình yêu. Những hình ảnh từ các cặp đôi sao cùng những viên kim cương lớn lấp lánh đính trên những chiếc nhẫn được Agency quảng cáo N.W. Ayer gửi đến các phương tiện truyền thông để bắt đầu công cuộc quảng bá trên báo chí. không những vậy, những nhà thiết kế thời trang cũng được khuyến khích sử dụng kim cương trong việc thiết kế những bộ trang sức của họ.
Bên cạnh đó, chiến dịch cũng đưa ra lời nhắc nhở người tiêu dùng rằng chiếc nhẫn kim cương chính là biểu tượng của tình yêu bất diệt và vĩnh cửu. Nếu sở hữu nhẫn kim cương thì họ nên giữ gìn và bảo quản nó trong một chiếc hộp đẹp, không bán hay đổi nó. Việc này như nói lên rằng họ rất trân trọng tình yêu của họ. Thông điệp này đã giúp De Beers kiểm soát được nguồn cung kim cương từ các thương hiệu khác trên thị trường.
Mục đích của ý tưởng quảng cáo
Nạn khai thác kim cương xảy ra khi mỏ kim cương khổng lồ phát hiện tại Nam Phi. Đột nhiên, viên đá này không còn quý hiếm nữa và giá trị của nó bắt đầu giảm dần.
Nhận thấy được tiềm năng của thị trường, De Beers hạn chế việc khai thác kim cương. Lúc này, hãng tung ra những viên đá hoàn hảo với số lượng nhỏ. Đồng thời, lên kế hoạch quảng bá cho tất cả những viên đá đã sản xuất.
Thế giới phương Tây đối mặt với cơn Đại khủng hoảng vào năm 1938. Harry Oppenheimer – con trai chủ tịch tập đoàn De Beers, lên sáng kiến biến kim cương thành thứ đá quý cầu hôn. Anh tìm đến agency quảng cáo N.W. Ayer để chạy chiến dịch.
Lúc này, nhiệm vụ của agency quảng cáo N.W. Ayer là thuyết phục những đôi tình nhân chọn kim cương làm món trang sức cưới trong ngày trọng đại. Phải chứng minh cho họ tin rằng, viên kim cương là món đá quý duy nhất nên được chọn khi cầu hôn.
Kết quả của chiến dịch quảng cáo tiếp thị
Nhờ chiến dịch quảng bá này, đối với ngành kim cương thế giới nói chung và với thương hiệu kim cương De Beers nói riêng đều có những thay đổi đáng chú ý:
Đối với ngành kim cương
Chiến dịch quảng cáo này đối với ngành kim cương đã trở thành một cước ngoặc. Thị trường kim cương đã mở rộng đến khu vực các nước Châu Á một cách nhanh chóng và được hưởng ứng một cách tích cực. Thấy được sự thay đổi này là bởi vì người Châu Á trước năm 1990 không lựa chọn kim cương làm biểu tượng của tình yêu, đơn giản vì họ chưa nhận ra giá trị của nó, mà thường ưa chuộng vàng và những món trang sức từ vàng hơn.
Trước năm 1967, khi De Beers chưa áp dụng chiến dịch này thì chỉ có 5% phụ nữ ở đất nước này sở hữu nhẫn kim cương cầu hôn. Tuy nhiên, sau khi chiến dịch “Kim cương là mãi mãi” thì con số này đã tăng từ 5% lên 60% vào năm 1981.
Cho đến nay, De Beers đã dùng chiến dịch tương tự áp dụng trên thị trường Trung Quốc và kim cương cầu hôn đã ngày càng trở nên phổ biến ở đất nước này. Theo thống kê từ Citigroup, hiện nay đã có hơn 30% cô dâu Trung Quốc đeo nhẫn kim cương.
Đối với thương hiệu De Beers
Nhìn chung thì đối với De Beers, đây vẫn là một trong những tên tuổi hàng đầu trong ngành kim cương và kim hoàn thế giới. De Beers đã không ngừng đổi mới để thích ứng với xu hướng kim cương mới trên thế giới: Kim cương tổng hợp.
Để thích ứng với xu hướng này, De Beers cũng thành lập thương hiệu sản xuất kim cương tổng hợp riêng biệt, với tên Lightbox và ra mắt năm 2008. Đồng thời, hãng vẫn là thành viên của Hội đồng Kim cương Thiên nhiên (Natural Diamond Council), tổ chức các chiến dịch quảng cáo nhằm thuyết phục người tiêu dùng ưu tiên kim cương thiên nhiên.
Trên đây là tất cả các thông tin về kim cương De Beers mà Cao Hùng Diamond muốn gửi đến bạn. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát hơn về thương hiệu De Beers. Nếu có thắc mắc gì về kim cương hãy liên hệ ngay với Cao Hùng Diamond để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!