Khai thác kim cương ở châu Phi luôn diễn ra vô cùng khốc liệt do nhiều cuộc xung đột nảy sinh từ việc khai thác và buôn bán kim cương. Vậy, vì sao khai thác kim cương tại châu Phi lại dẫn đến xung đột? Những quốc gia nào ở châu Phi có sản lượng kim cương lớn nhất? Hãy cùng Cao Hùng Diamond khám phá chi tiết về vấn đề này!
Vì sao khai thác kim cương ở Châu Phi lại nhiều nhất thế giới?
Yếu tố quyết định then chốt cho trữ lượng kim cương trên thế giới có thể nhìn nhận rõ ràng nhất đó chính là điều kiện môi trường. Hiện nay, rất nhiều quốc gia tại Châu Phi thuộc vào nhóm giàu có về trữ lượng kim cương.
Ở Châu Phi, có nhiều kim cương do một phần ưu đãi từ điều kiện môi trường thiên nhiên mang lại. Sở dĩ như vậy vì ở đây có những tầng địa chất rất tương thích với điều kiện hình thành kim cương trong tự nhiên.
Cách tạo ra kim cương kim cương tự nhiên là từ các nguyên tố carbon với điều kiện môi trường phải có nhiệt độ tương thích và áp suất cao. Đây chính là môi trường để kim cương có thể sinh sản ở sâu trong lòng đất, dưới các mạch khoáng sản ngầm hoặc ở miệng núi lửa.
Đặc biệt, địa hình nhiều quốc gia Châu Phi đáp ứng tốt với môi trường hình thành kim cương trong thiên nhiên. Do đó, kim cương được sản sinh khá nhiều ở các quốc gia nằm tại vùng đất này.
Các quốc gia giàu sản lượng kim cương Ở Châu Phi?
Khai thác kim cương ở Châu Phi diễn ra như thế nào? Châu Phi vùng đất có nhiều quốc gia nằm trong nhóm có sản lượng kim cương lớn nhất trên thế giới. Tại đây, chiếm đến gần một nửa lượng kim cương khai thác trên toàn cầu. Dưới đây là 4 quốc gia Châu Phi giàu sản lượng kim cương nhất:
- Botswana: Là đất nước đóng góp đến 20% lượng kim cương tự nhiên cho toàn cầu. Đây là loại khoáng sản chiếm gần 40% thu nhập kinh tế cho Botswana mỗi năm.
- Cộng hòa dân chủ nhân dân Congo: Đa phần kinh tế Congo phụ thuộc vào việc khai thác khoáng sản, đặc biệt là kim cương tự nhiên. Quốc gia này đóng góp 19% lượng kim cương khai thác thô cho thế giới.
- Nam Phi: Đất nước phía Nam lục địa đen giàu có nhờ ngành chế tác, công nghiệp khai thác và kinh doanh kinh cương.
- Namibia, Ghana, Angola: Đây là ba nước nằm trong bảng xếp hạng top 10 quốc gia có lượng kim cương lớn nhất trên toàn cầu. Đa phần, nền kinh tế cả ba đều có sự phụ thuộc nhất định vào những viên kim cương.
Những quốc gia giàu có về kim cương tự nhiên ở Châu Phi đã minh chứng rõ ràng hơn về việc tại sao châu Phi có nhiều kim cương như thế.
Kim cương phát triển – Kinh tế Châu Phi khó khăn
Nhiều người cho rằng kim cương đắt giá, càng sở hữu nhiều kim cương thì càng giàu. Dưới đây là các nghịch lý trớ trêu về việc kim cương phát triển kinh tế ở Châu Phi.
Săn kim cương – Nghề phổ biến ở Châu Phi
Kim cương có nhiều ở châu Phi đến mức việc khai thác hay săn kim cương là một nghề rất phổ biến ở lục địa này. Thuở trước, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy kim cương ở mọi nơi tại châu Phi. Kể cả trẻ nhỏ còn sử dụng kim cương thô để làm trò chơi cho mình.
Quá trình khai thác kim cương ở Châu Phi diễn ra tưởng chừng rất bài bản. Nhưng thực tế, bất cứ người lao động nào từ người trẻ đến già đều có thể tham gia vào công việc này, bất kể là tự nguyện hay bị ép buộc. Vì vậy mà những viên kim cương được tìm thấy bởi những lao động này còn có tên là kim cương máu.
Người dân ở đây có thể ngâm mình hàng giờ dưới nước để đãi kim cương. Ngoài ra, họ còn đào sâu trong lòng đất ở các bãi khoáng sản để tìm kim cương. Sở dĩ họ làm như vậy vì ai cũng mong muốn làm giàu từ loại khoáng sản xinh đẹp và cuốn hút này.
Giá trị của kim cương Châu Phi so với kinh tế
Vì sao Châu Phi có nhiều kim cương nhưng cuộc sống và kinh tế người dân các quốc gia này vẫn nằm trong nhóm nghèo đói của thế giới? Điều này lại đặt ra câu hỏi mới là liệu giá trị thật sự của kim cương châu Phi là gì?
Những người khách du lịch, họ có thể bỏ ra thật nhiều tiền để chi cho ăn uống và mua sắm. Nhưng họ hoàn toàn không quan tâm gì đến việc mua các viên kim cương to lớn với giá siêu rẻ tại châu Phi vì đây chỉ là những viên đá thô chưa qua chế tác.
Kim cương chỉ thật sự giá trị khi được chế tác và cắt giũa trang sức làm đẹp. Riêng đối với kim cương thô, phải tốn thật nhiều chi phí để xử lý chúng trở nên xinh đẹp. Do đó, kinh tế Châu Phi vẫn không thay đổi cuộc sống nếu chỉ phụ thuộc vào kim cương thô.
Kim cương đổi bằng mồ hôi và nước mắt
Tình trạng xã hội bất ổn từ kim cương nhuốm máu của người dân Châu Phi ở các khu vực giàu kim cương tại vùng đất nhiều kim cương này. Đây là nơi để các nhà buôn tìm kiếm doanh thu từ việc khai thác kim cương bằng sự áp bức bóc lột sức lao động của người dân Châu Phi nghèo. Người dân ở đây bị mắc kẹt trong chu trình luẩn quẩn của việc khai thác và bị lạm dụng lao động.
Các mỏ kim cương ở Angola, thường được kiểm soát bởi các tổ chức lớn và các nhóm khai thác lậu, với sự hỗ trợ của nhà tài trợ nước ngoài. Tuy nhiên “những nhà tài trợ” này sẽ trở mặt khi những người khai thác giao kim cương cho họ thì họ mua lại số kim cương đó với giá không thể rẻ mạt hơn.
Tình trạng này không chỉ gây ra xung đột, bất ổn xã hội và chính trị mà còn làm lợi cho những người trong ngành buôn bán kim cương. Hội đồng kim cương Châu Phi đã ước tính khoảng 28% đến 32% sản lượng kim cương bị thất thoát vào tay những nhà buôn lậu và “thế giới phát triển” thường làm ngơ trước tình trạng đáng lên án này. Điều này cho thấy sự cần thiết của việc quản lý chặt chẽ và trách nhiệm hơn từ các quốc gia tiêu thụ kim cương.
Trên đây là những chia sẻ về khai thác kim cương ở Châu Phi mà Cao Hùng Diamond muốn gửi đến bạn. Song song đó là những đánh giá về giá trị và chất lượng thật sự của kim cương. Hy vọng rằng mọi người đã cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích về việc khai thác kim cương ở khu vực này cho bản thân mình!