Độ phát quang của kim cương là một trong những hiện tượng quan trọng ảnh hưởng đến giá trị và vẻ đẹp của viên đá quý. Trong một số trường hợp, độ phát quang cũng được sử dụng trong việc phân biệt kim cương tự nhiên và kim cương tổng hợp hoặc giả. Kim cương tự nhiên thường có các đặc điểm phát quang đặc trưng mà các loại kim cương giả không có. Mời bạn tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết bên dưới đây.
Tổng quan độ phát quang của kim cương
Độ phát quang của kim cương, còn gọi là hiện tượng phát quang, là khả năng phát ra ánh sáng khi được tiếp xúc với tia cực tím (UV) do ảnh hưởng của các nguyên tố hóa học lẫn trong kim cương như Nitơ, nhôm hay Boron. Đây là một hiện tượng thú vị và quan trọng trong việc đánh giá và nhận diện kim cương.
Tuy nhiên, không phải tất cả các viên kim cương đều có thể phát huỳnh quang, theo thống kê chỉ khoảng từ 25 – 35% số lượng kim cương tự nhiên có hiện tượng phát quang ở các mức độ khác nhau. Màu sắc của tia huỳnh quang cũng không đồng nhất. Những màu sắc huỳnh quang thường gặp nhất là màu xanh lam, nhưng cũng có thể có màu xanh lá, vàng, cam, đỏ…
Một điểm khác biệt giữa kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo là độ phản ứng với các loại tia cực tím khác nhau. Kim cương tự nhiên phát sáng mạnh hơn dưới tia UV sóng dài, trong khi kim cương nhân tạo phát sáng mạnh hơn dưới tia UV sóng ngắn.
Những cấp độ phát quang kim cương
Dựa theo GIA, kim cương phát huỳnh quang sẽ được chia theo 5 cấp độ khác nhau từ không phát quang đến rất mạnh. Cụ thể như sau:
- Không phát quang (None): Kim cương không có phát quang sẽ không thay đổi màu sắc khi chiếu tia cực tím.
- Nhạt (Faint): Kim cương có phát quang nhạt sẽ có màu sắc hơi sáng hơn khi chiếu tia cực tím.
- Trung bình (Medium): Kim cương có phát quang trung bình sẽ có màu sắc rõ hơn khi chiếu tia cực tím.
- Mạnh (Strong): Kim cương có phát quang mạnh sẽ có màu sắc đậm hơn khi chiếu tia cực tím.
- Rất mạnh (Very strong): Kim cương có phát quang rất mạnh sẽ có màu sắc rực rỡ khi chiếu tia cực tím.
Tuy nhiên, độ phát quang của kim cương có thể tác động đến màu sắc và giá trị của kim cương một cách nhất định. Đối với kim cương không màu từ D đến F, huỳnh quang được coi là một khuyết điểm và làm giảm giá trị của chúng đến 15%. Nguyên nhân là vì huỳnh quang làm mất đi sự trong suốt và tinh khiết của kim cương.
Nhưng đối với những viên kim cương có màu từ I đến M có độ phát quang sẽ được coi là một ưu điểm và giúp làm tăng giá trị của chúng. Lí do là vì huỳnh quang làm cho kim cương có màu trắng hơn và che đi khuyết điểm màu vàng của chúng. Tuy nhiên, huỳnh quang chỉ có thể nhìn thấy được khi chiếu ánh sáng tử ngoại, nên khi ở trong điều kiện ánh sáng bình thường, nó không ảnh hưởng nhiều đến vẻ đẹp của kim cương.
Kim cương hột xoàn có phát quang trong bóng tối không?
Nói một cách đơn giản, kim cương là một loại đá quý có khả năng phản chiếu ánh sáng từ những mặt cắt của nó. Tuy nhiên, để kim cương có thể tỏa sáng, nó cần có nguồn ánh sáng bên ngoài. Vì vậy, trong bóng tối hoặc ở nơi thiếu ánh sáng, kim cương không thể phát quang được.
Trong điều kiện ánh sáng tự nhiên, như có ánh nắng mặt trời, kim cương sẽ rực rỡ và lấp lánh. Nhưng vào ban đêm, kim cương thường không khác gì các loại đá quý khác. Chỉ có những vật liệu có tính chất hấp thụ và phát quang trong bóng tối mới có thể tỏa sáng được.
Do đó, nếu bạn muốn ngắm nhìn vẻ đẹp của kim cương vào ban đêm, bạn phải cung cấp cho nó một nguồn ánh sáng đủ và thích hợp. Khi đó, ánh sáng chiếu vào kim cương, nó sẽ được phản xạ theo hướng ngược lại. Đó là nguyên nhân tạo nên hiệu ứng lấp lánh của kim cương trong ánh sáng.
Độ phát quang có ảnh hưởng đến chất lượng kim cương không?
Theo GIA, đã chỉ ra rằng đối ở phần lớn kim cương thì cường độ phát quang không ảnh hưởng nhiều đến vẻ bề ngoài của chúng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu về huỳnh quang thì người ta thấy rằng không thể dùng mắt thường để phân biệt được kim cương có huỳnh quang hay không.
Độ phát quang của kim cương chỉ có thể được nhìn thấy khi viên kim cương đó được chiếu sáng bằng ánh sáng UV, như ở trong các quán bar, câu lạc bộ hoặc những nơi có đèn UV mạnh. Lúc này, kim cương sẽ phát ra ánh sáng xanh lạ mắt. Ngoài ra, khi tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, một số viên kim cương có độ phát quang cao sẽ trông nhợt nhạt hơn so với những viên không có.
Huỳnh quang kim cương có thể làm cho các viên kim cương có nước thấp (G-H-I-J) trắng hơn, vì nó sẽ giúp giảm đi ánh vàng trong kim cương. Ngược lại, huỳnh quang có thể làm cho các viên kim cương có nước cao (D-E-F) trở nên mờ đục, mất đi sự trong suốt và rõ ràng. Tuy nhiên, theo GIA hiện tượng này chỉ xảy ra ở khoảng 0.2% các viên kim cương.
Chung quy lại, để nói về sự ảnh hưởng của huỳnh quang đối với giá trị và chất lượng kim cương thì nó không phải là yếu tố then chốt. Vậy nên, khi có ý định mua kim cương thì bạn nên chú ý hơn đến tiêu chuẩn 4C của kim cương.
Hiểu về độ phát quang của kim cương là một phần quan trọng trong việc đánh giá và mua bán kim cương, giúp người tiêu dùng và các chuyên gia có thể đưa ra quyết định chính xác hơn. Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc chưa biết tìm địa chỉ bán trang sức kim cương uy tín nào thì hãy ghé đến Cao Hùng Diamond nhé!
Tham khảo thêm: Fluorescence là gì? Huỳnh quang ảnh hưởng thế nào tới kim cương?