Cấu trúc của kim cương và than chì là chủ đề hấp dẫn đối với cả nhà khoa học và người yêu trang sức. Dù cùng là các dạng thù hình của carbon, kim cương và than chì lại sở hữu những đặc tính vật lý và ứng dụng công nghiệp khác biệt hoàn toàn. Mời bạn cùng Cao Hùng Diamond tìm hiểu kỹ hơn về sự khác biệt này trong bài viết sau đây.
Những điều cần biết về kim cương và than chì
Kim cương và than chì không chỉ quan trọng trong tự nhiên mà còn có nhiều ứng dụng thiết yếu trong công nghiệp. Kim cương được khai thác từ sâu dưới lòng đất và được sử dụng rộng rãi trong ngành trang sức, chế tác và công nghiệp cắt gọt. Ngược lại, than chì thường được tìm thấy trong các mỏ ở bề mặt trái đất và được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp như sản xuất bút chì, vật liệu chịu nhiệt và điện cực. Kim cương và than chì đều có cấu tạo từ cacbon nhưng 2 loại vật liệu này lại khác nhau hoàn toàn.
Định nghĩa về kim cương
Kim cương là một dạng thù hình của cacbon, mang ý nghĩa “không thể phá hủy” vì có độ cứng 10/10 dựa trên thang đo Mohs. Kim cương mang đến một vẻ đẹp lộng lẫy, sang trọng và lấp lánh trong điều kiện ánh sáng tốt. Kim cương lấp lánh sở hữu khả năng khúc xạ ánh sáng cực tốt. Từ thời xa xưa, người ta đã sử dụng kim cương để làm trang sức, giúp tôn lên vẻ đẹp của con người.
Định nghĩa than chì
Than chì cũng là một dạng thù hình của cacbon, phổ biến thứ hai sau kim cương. Khoáng vật tự nhiên này ngoài thành phần chính là cacbon còn có chứa thêm thiên thạch, thạch anh, mica,…. Năm 1789, Abraham Gottlob Werner đặt cái tên cho khoáng vật này là Graphit. Ngày nay, tên gọi than chì được sử dụng phổ thông hơn.
Bên cạnh đó, một số nước khác cũng có kim cương nhưng không nhiều, ví dụ như Canada, Nga… Vì thế, kim cương được xem là loại đá quý rất quý giá và hiếm hoi trên thế giới.
Một phần sản lượng kim cương còn được khai thác trên miệng núi lửa ngưng hoạt động. Bởi trong quá khứ, vùng địa chất này có áp suất và nhiệt độ cực cao, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành nên kim cương.
Cùng là một dạng thù hình của cacbon nên quá trình hình thành của kim cương và than chì đều trong một điều kiện áp suất và nhiệt độ nhất định. Tại những nơi tìm thấy kim cương, người ta còn tìm thấy cả than anthracite – một loại than với độ cứng cao.
Trong khi đó, đất nước có sản lượng than chì lớn nhất chính là Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. 3 quốc gia này cung cấp lượng than chì lớn cho thế giới. Khi nhu cầu dùng than chì trên toàn cầu ngày càng tăng cao, mỗi năm sản lượng than chì được khai thác tăng trung bình khoảng 10%.
Sự khác biệt về cấu trúc của kim cương và than chì có thể bạn chưa biết
Cùng được hình thành từ cacbon nhưng cấu trúc của kim cương và than chì hoàn toàn khác nhau. Mỗi dạng thù hình sắp xếp theo một cấu trúc riêng và khác biệt nhau. Đó là lý do mà độ cứng, màu sắc và hình dạng của cacbon và than chì khác nhau “một trời một vực” dù đều được hình thành từ nguyên tố cacbon.
Kim cương | Than chì |
Cấu trúc tinh thể | Cấu trúc phân lớp |
Chứa nguyên tử cacbon bậc 4 tạo thành các tinh thể khối lập phương | Chứa nguyên tử cacbon bậc 3, tạo thành các lớp hình học phẳng |
Có tính cách điện tốt | Là một chất dẫn điện |
Thường có màu trong suốt và có thêm số ít các nhân tố màu sắc rất nhỏ | Thường có màu đen hoặc có xám đậm |
Có mạng lưới nguyên tử liên kết với nhau rất chắc chắn, tạo nên cấu trúc vững chắc, khó bị phá vỡ | Có cấu trúc liên kết không chặt chẽ, tạo thành từng lớp đặc trưng dễ tách rời, dễ dàng phá vỡ |
Ứng dụng quan trọng của kim cương và than chì
Ngày nay, kim cương và than chì có tính ứng dụng cao trong cuộc sống. Cả hai loại khoáng vật này đều được sử dụng đa dạng vào nhiều lĩnh vực của đời sống và cả các hoạt động nghiên cứu khoa học.
Dù cùng là một dạng thù hình của cacbon nhưng giá trị của kim cương và than chì hoàn toàn khác nhau. Kim cương trở thành một xa xỉ phẩm với giá thành đắt đỏ. Những viên kim cương quý hiếm có giá lên đến hàng triệu đô la. Những thương hiệu vàng bạc đá quý tung ra thị trường những sản phẩm đính kim cương bản giới hạn với giá thành cao ngất ngưởng.
Với vẻ đẹp lộng lẫy và độ cứng đến 10, kim cương được sử dụng nhiều trong ngành trang sức và thời trang. Bên cạnh đó, loại đá quý này còn được sử dụng trong một số ngành công nghiệp và y tế – nhất là lĩnh vực cần đến độ cứng khủng của kim cương mà các vật liệu khác không thể dùng thay được.
Nếu chỉ có một bộ phận rất nhỏ người trong xã hội có khả năng sở hữu kim cương thì than chì lại phổ biến hơn vì ai cũng có thể mua các sản phẩm từ than chì. Từ lúc con nhỏ, con người đã dùng bút chì để viết, để vẽ. Phần ruột bút chì được sản xuất từ than chì. Ngoài ra, khoáng vật này còn dùng làm chất dẫn điện hoặc chế tạo điện cực vì mỏng và xốp.
Về cơ bản, kim cương và than chì sở hữu những đặc tính khác biệt nhau nhưng đều mang đến những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống của con người. Nếu kim cương mang lại những trang sức đẳng cấp và sang trọng thì than chì góp phần mang đến các sản phẩm tiêu dùng rất thiết, hữu ích.
Thông qua bài viết trên đây, chúng ta có thể biết cấu trúc của kim cương và than chì hoàn toàn khác nhau dù đều có nguồn gốc từ nguyên tử cacbon. Điều này dẫn đến sự khác biệt về mặt giá trị và tính ứng dụng. Nếu bạn là người yêu thích kim cương và muốn mua trang sức kim cương, hãy đến ngay Cao Hùng Diamond để chọn cho mình các sản phẩm trang sức ưng ý. Chúng tôi cung cấp đa dạng các loại kim cương cũng trang sức kim cương như nhẫn, dây chuyền, hoa tai… với thiết kế tinh tế và sang trọng, giúp bạn chọn được trang sức đúng gu.