Bạch kim và vàng trắng là hai kim loại được ứng dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp trang sức. Màu sắc của hai kim loại này khá giống nhau nên vẫn còn nhiều người bị nhầm lẫn. Vậy vàng trắng và bạch kim khác nhau như thế nào? Cùng Cao Hùng Diamond tìm hiểu ngay trong bài và xem thử kim loại nào đắt giá hơn nhé!

1. Khái niệm về bạch kim và vàng trắng
Để hiểu rõ được vàng trắng và bạch kim khác nhau ra sao thì đầu tiên Cao Hùng Diamond sẽ cung cấp thông tin về định nghĩa của vàng trắng và bạch kim để bạn dễ dàng hình dung hơn.
1.1 Vàng trắng là gì?
Vàng trắng là hợp kim của vàng với ít nhất một kim loại trắng khác. Độ tinh khiết của vàng trắng được tính bằng Kara và đây cũng là đơn vị để xác định độ tuổi của vàng, tuổi vàng càng lớn thì giá trị sẽ càng cao.
Nếu bạn để ý thì trang sức vàng trắng thường được gọi là 14K hoặc 18K. Với vàng 14K thì lượng vàng bên trong sẽ chiếm 58.5%, vàng 18K thì lượng vàng sẽ chiếm 75% cùng với các kim loại khác như: Kiken, Platin, Paladi… Hiện nay trên thị trường, vàng trắng 18K là loại vàng có giá trị cao nhất, được tạo nên từ 75% vàng và 25% Palladium.
Các thành phần cấu thành nên hợp kim vàng trắng đều có màu trắng sáng, đây là lý do khi hòa trộn vào sẽ làm nhạt màu của vàng. Mặc dù vậy, vàng trắng vẫn được xem là vàng thật, vẫn có giá trị như các loại vàng đang hiện hành khác. Trong quá trình chế tác, một cách để giúp trang sức từ vàng trắng trở nên trắng sáng hơn là phủ lên một lớp kim loại Rhodium

1.2 Bạch kim là gì?
Bạch kim (hay còn được gọi là Platin) là kim loại vô cùng quý hiếm có màu xám trắng, ký hiệu là Pt. Kim loại này thường được tìm thấy chủ yếu ở Nam Phi (chiếm 80% sản lượng thế giới), có trong các quặng kim loại Niken hoặc đồng. Một phần kim loại này có tên bạch kim là do màu sắc vốn có của nó.
Trong đời sống thực tế, bạch kim được áp dụng rất nhiều lĩnh vực như ngành công nghiệp ô tô, hóa chất, điện tử hay gần nhất là các loại trang sức. Sở dĩ nó được ứng dụng nhiều như vậy là bởi các đặc tính nổi trội như: Là một trong những kim loại ít phản ứng nhất, khả năng chống ăn mòn cao, có tính dẻo cao,..
Mặc dù bạch kim ở dạng tinh khiết không bị oxy hóa ở bất cứ môi trường hay nhiệt độ nào. Tuy nhiên, bạch kim có thể bị ăn mòn bởi các Xianua, Halogen, lưu huỳnh và dung dịch kiềm ăn da. Bạch kim không hòa tan trong Axit Nitric và Axit Clohiđric, nhưng tan trong nước cường toan.

Với đặc tính nổi trội đi cùng với sản lượng khan hiếm (hàng năm chỉ vài trăm tấn được khai thác) thì bạch kim nghiễm nhiên trở thành kim loại vô cùng đắt đỏ, cao gấp 2 lần so với vàng 9999.
Với trang sức, bạch kim thường sẽ được tạo thành từ một hợp kim để gia tăng thêm độ cứng. Thông thường người ta sẽ pha 95% bạch kim và 5% Coban hoặc Paladi, thành phần được gọi là bạch kim 950. Hoặc ở một số nơi sẽ là 90% bạch kim và 10% kim loại khác, 85% bạch kim và 15% kim loại khác.
Các trang sức làm từ bạch kim thường sẽ có độ nguyên chất từ 95% bạch kim trở lên. Với những hợp kim chứa tỷ lệ bạch kim dưới 80% thì sẽ không được xem là bạch kim nữa.
2. Bạch kim có phải vàng trắng không?
Bạch kim và vàng trắng đều có màu trắng bạc giống nhau, nhưng sự khác biệt lớn nhất chính là mỗi kim loại được làm từ một loại khoáng chất và hợp kim khác nhau. Vàng trắng (75% vàng nguyên chất và 25% Palladium), bạch kim (95% bạch kim và 5% Coban).
Bên cạnh yếu tố về thành phần thì điểm khác nhau chủ yếu nhất chỉnh là trang sức vàng trắng sẽ được phủ lên một lớp Rhodium. Lớp này sẽ khiến cho màu trắng/ xám nhạt ban đầu của vàng trắng trở nên lấp lánh và tươi sáng hơn.
Khi sử dụng trong một thời gian dài, lớp Rhodium trên trang sức vàng trắng này sẽ bị mòn dần và cần được bảo quản trong khoảng từ 3 năm.

3. Cách phân biệt giữa bạch kim và vàng trắng
Bạch kim và vàng trắng đều có màu sắc ánh kim sáng trắng nên khiến nhiều người cảm thấy khó phân biệt giữa hai loại trang sức này. Do đó, để phân biệt được vàng trắng và bạch kim thì các bạn có thể dựa vào những đặc điểm trong bảng dưới đây.
Bạch kim | Vàng trắng | |
Bản chất | – Là kim loại Platin nguyên chất rất quý hiếm. | – Là một loại hợp kim kết hợp giữa vàng và một số kim loại quý hiếm khác. |
Màu sắc |
– Ánh kim sáng bóng, trắng tự nhiên và pha chút xam xám nên khi sử dụng lâu có hơi ngả màu. |
– Có màu trắng ngà độc đáo. Được phủ thêm một lớp Rhodium để giúp gia tăng độ trắng sáng, lấp lánh của trang sức. |
Độ bền |
– Không bị tan trong axit và không bị tan trong nước. – Có thể chịu nhiệt tốt ở khoảng gần 1.800°C và có khả năng chống ăn mòn cao. – Trang sức từ bạch kim có khối lượng cao hơn khoảng 50%, ít bị méo và biến dạng theo thời gian so với vàng trắng. |
– Vàng trắng sẽ bị ăn mòn và có thể bị tan trong axit. – Vàng trắng có thể chịu được ở nhiệt độ khoảng 1.000°C. Trang sức màu vàng trắng vẫn cứng cáp, bền bỉ nhưng không giữ hình dáng tốt bằng bạch kim. |
Khả năng chế tác |
– Bạch kim có tính chống ăn mòn cao và tỷ trọng lớn nên khi chế tác sẽ tốn công sức hơn so với vàng trắng. – Để thiết kế được một món trang sức bằng bạch kim sắc nét thì thợ chế tác phải có kỹ thuật cao, dày dặn kinh nghiệm và vô cùng khéo léo. |
– Vì bản chất của vàng trắng là có độ mềm dẻo cao nên dễ dàng chế tác ra những sản phẩm cầu kỳ. Mặc dù có thể sản xuất số lượng lớn những cần đảm bảo các tiêu chuẩn của một món trang sức cao cấp. |
Khả năng kích ứng | – Là kim loại lành tính nên gần như không gây kích ứng. | – Được làm từ vàng nguyên chất kết hợp với các kim loại khác nên trang sức từ vàng trắng có thể làm cho da của một số người bị kích ứng, gây ra hiện tượng mẩn ngứa đỏ |
Cách sử dụng | – Khi bị ngả màu thì chỉ cần mang đi đánh bóng để trắng sáng trở lại. | – Sau 2 – 3 tháng cần mang đi đánh bóng hoặc mạ lại lớp Rhodium để duy trì vẻ đẹp cho trang sức. |
Giá | – Bạch kim đắt hơn khoảng 40% – 50% so với vàng trắng nhưng nó ít tốn chi phí bảo trì hơn. | – Có giá thấp hơn bạch kim và tốn nhiều chi phí bảo trì hơn. |
Không có nhiều sự khác biệt về kiểu dáng khi so sánh bạch kim với vàng trắng. Tuy nhiên thợ kim hoàn sẽ dễ dàng làm việc với bạch kim hơn là kim loại vì chúng dễ uốn.
Bên cạnh bảng so sánh bạch kim và vàng trắng. Bạn có thể tham khảo thêm về sự khác nhau giữa hai kim loại này do chính người 16 năm trong nghề phân tích ttrong video dưới:
5 điểm khác nhau giữa bạch kim và vàng trắng
4. Vàng trắng hay bạch kim đắt hơn?
Bạch kim là kim loại quý và có giá trị đắt hơn vàng trắng. Hiện nay bạch kim có giá 36,54 triệu/lượng ở thời điểm hiện tại, cao hơn vàng trắng khoảng 40% – 50%. Tuy vậy, một số hợp kim bạch kim có thể giảm giá trị của nó khi so sánh với bạch kim nguyên chất. Trong khi đó vàng trắng có thể có được giá trị cao hơn theo thời gian nếu nó là nguyên chất (24k) hoặc được hòa trộn với các kim loại quý giá trị khác như Platina.
Mặc dù bạch kim có giá cao hơn vàng trắng nhưng để xem mức giá chính xác theo thời gian nó còn phù thuộc vào nhiều yếu tố khác đi cùng nên có thể thay đổi so với mức giá thời điểm bạn đọc.

5. Cách bảo quản cho trang sức bạch kim và vàng trắng
Sở hữu vẻ đẹp không tì vết, sắc sáng bóng sang trọng, bạch kim và vàng trắng làm mê hoặc lòng người bởi giá trị và tính quý hiếm. Các trang sức làm từ bạch kim hay vàng trắng cũng giống như các món đồ trang sức khác, muốn giữ được lâu thì chúng ta phải biết bảo quản đúng cách.
5.1 Cách bảo quản trang sức bạch kim
Về mặt chăm sóc lâu dài, bạch kim dễ bảo trì hơn vàng trắng vì độ tinh khiết của kim loại này cao. Thông thường, một chiếc nhẫn bạch kim sẽ không cần mạ, không bị xỉn màu theo thời gian. Vì thế, việc bạn cần phải làm là thỉnh thoảng mang đi đánh bóng.
Muốn món đồ trang sức luôn được giữ ở tình trạng hoàn hảo thì bạn nên hạn chế để trang sức bạch kim tiếp xúc với hóa chất. Khi không sử dụng trang sức bạch kim thì hãy để riêng trong túi vải mềm hoặc hộp đựng trang sức.
Ngoài ra, không nên đeo trang sức bạch kim đi ngủ vì nó sẽ khiến bạch kim bị ma sát nhiều và dẫn đến hiện tượng hao mòn trên bề mặt. Người dùng không nên để trang sức bạch kim ở nơi có nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.

5.2 Cách bảo quản cho trang sức vàng trắng
Khi nói đến cách bảo quản, vàng trắng là kim loại nên phải bảo dưỡng nhiều hơn so với những kim loại khác vì vàng trắng là dễ bị xỉn, mất màu trong thời gian dài. Vì vậy, cần phải cẩn thận khi để kim loại này tiếp xúc với hóa chất gia dụng hoặc đồ vệ sinh cá nhân.
Vàng trắng được mạ một lớp Rhodium để duy trì độ hoàn thiện màu bạc của nó. Nếu không có lớp mạ này, vàng trắng sẽ có tông màu hơi ngả vàng bởi nó có phần trăm vàng khá lớn trong hợp kim.
Khi mua trang sức bằng vàng trắng cần được bảo dưỡng bằng cách mạ lại bằng Rhodium. Tuy nhiên, quá trình mạ lại trong nhiều năm có thể trở nên mất thời gian và khá tốn kém.
Nếu bạn có một chiếc nhẫn đính hôn bằng vàng trắng thì sẽ cần được mạ lại sau khoảng 2 đến 3 năm, bởi chiếc nhẫn đính hôn được đeo mỗi ngày. Trong suốt vòng đời sử dụng của chiếc nhẫn, số tiền này có thể nhiều hơn so với mức tiền khi chọn vàng trắng thay vì bạch kim.

Như vậy Cao Hùng Diamond đã chia sẻ đến bạn cách đơn giản để phân biệt bạch kim và vàng trắng. Dù làm bằng chất liệu nào thì đồ trang sức vàng trắng và bạch kim cũng đều đẹp và có giá trị. Nếu bạn đang muốn tìm một địa chỉ uy tín để mua trang sức thì hãy đến ngay cửa hàng Cao Hùng Diamond. Tại đây có rất nhiều sản phẩm đa dạng cho bạn lựa chọn được món trang sức phù hợp với mình nhất.
Cao Hùng Diamond – Đơn vị cung cấp kim cương tự nhiên giá rẻ, uy tín bậc nhất
Thông tin liên hệ
CAO HÙNG DIAMOND – TRANG SỨC KIM CƯƠNG GIÁ RẺ
Fanpage: https://www.facebook.com/caohungdiamond
Website: https://caohungdiamond.com/
Hệ thống showrooms:
- CN Hồ Chí Minh: 35 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. HCM
- CN Cần Thơ: 53 Trần Phú, Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Hotline: 0933 19 77 55 (Zalo)
Giờ làm việc: 8h – 20h
Chính sách thu đổi hấp dẫn:
– Kim cương: Đổi 0%, bán – 5%
– Trang sức: Đổi – 10%, bán – 15%
– Kim cương GIA sau 5 năm bán 108% (lời 8%)
Bài viết cùng chủ đề:
- Vàng hồng giá bao nhiêu tiền hiện nay?
Danh mục sản phẩm liên quan:
- Các mẫu nhẫn kim cương đẹp nhất 2023