Bạch kim và kim cương đều là những kim loại quý hiếm và có giá trị cao. Tuy nhiên, giữa chúng có một số điểm khác biệt như giá cả, độ cứng, độ bền… Bài viết này, Cao Hùng Diamond sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về sự khác biệt và giải đáp chi tiết kim cương và bạch kim cái nào quý hơn và đắt tiền hơn.
Khái niệm cơ bản
- Kim cương: Là một trong hai dạng của cacbon, nổi bật với độ cứng vượt trội và khả năng khúc xạ ánh sáng tuyệt vời. Kim cương tự nhiên hình thành sâu trong lòng đất với điều kiện áp suất và nhiệt độ cực cao. Việc khai thác kim cương tự nhiên vì thế cũng trở nên khó khăn. Điều này lý giải tại sao kim cương lại có giá trị cao.
- Bạch kim: Hay còn gọi là Platin hoặc Platinum, được xem là một trong những loại kim loại quý hiếm nhất, được dùng trong chế tác trang sức. Thậm chí, nó từng được xem là biểu tượng của sự xa xỉ trong giới thượng lưu từ thời cổ đại. Bạch kim có ánh kim sáng trắng đặc trưng, nổi bật với độ bền cao, ít bị ăn mòn ngay cả ở nhiệt độ cao, khối lượng nặng hơn vàng trắng khoảng 50%.
Bạch kim với kim cương cái nào đắt hơn hiện nay?
Có người cho rằng kim cương nổi tiếng và đắt đỏ hơn, trong khi một số lại quan niệm rằng bạch kim, với độ khan hiếm của mình, có giá trị cao hơn. Thực tế, vẫn chưa có lời giải đáp cụ thể cho câu hỏi giá bạch kim hay kim cương đắt hơn.
Giá của các sản phẩm trang sức không chỉ dựa vào chất liệu đá quý được làm từ bạch kim hay kim cương, mà còn tùy thuộc vào thiết kế, màu sắc, độ tỉ mỉ… trong quá trình chế tác. Ngoài ra, một số yếu tố sau đây cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của chúng:
- Nguồn cung đều bị hạn chế, do đó giá cả của kim loại và đá quý thường biến động theo nhu cầu.
- Khi nền kinh tế suy thoái, nhu cầu về các kim loại đá quý thường tăng lên, dẫn đến giá cả tăng cao.
- Các sự kiện chính trị và xã hội có thể ảnh hưởng đến giá của bạch kim và kim cương như xung đột chính trị, bất ổn kinh tế…
So sánh sự khác biệt giữa bạch kim và kim cương chi tiết
Bảng so sánh dưới đây, Cao Hùng Diamond sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện và chi tiết về sự khác biệt cơ bản và đặc điểm nổi trội của bạch kim và kim cương, giúp bạn có thể lựa chọn chính xác theo nhu cầu và sở thích của mình:
Tiêu Chí | Bạch Kim | Kim Cương |
Thành phần hóa học | Bạch kim thuộc nhóm kim loại chuyển tiếp, có ký hiệu là Pt.
Trong tự nhiên, bạch kim thường xuất hiện dưới dạng nguyên chất hoặc hợp kim, có khả năng chịu ăn mòn và không tác dụng với hầu hết các hóa chất. |
Kim cương là một dạng tinh thể của cacbon, có công thức hóa học là C. Các liên kết của Cacbon trong cấu trúc tinh thể đã tạo nên một mạng lưới ba chiều cực kỳ chắc chắn, làm cho kim cương có độ cứng đặc biệt. |
Độ cứng Mohs | Bạch kim có độ cứng khoảng 4-4.5 trên thang Mohs, khá mềm so với các kim loại khác. | Kim cương là kim loại tự nhiên cứng nhất trên thế giới, với độ cứng tối đa là 10 trên thang Mohs. |
Tính chất quang học và thẩm mỹ | Bạch kim có màu trắng sáng tự nhiên và không bị phai màu theo thời gian nên không cần phải mạ thêm bất kỳ lớp kim loại nào khác để duy trì vẻ ngoài. | Kim cương có khả năng phản xạ ánh sáng, tạo nên vẻ đẹp lấp lánh độc đáo. Kim cương có thể xuất hiện trong nhiều màu sắc khác nhau như trong suốt, vàng, xanh, đỏ… tùy thuộc vào tạp chất có trong cấu trúc của đá quý. |
Ứng dụng | Bạch kim được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm trang sức cao cấp; ứng dụng phổ biến trong công nghiệp như xúc tác ô tô, thiết bị y tế, thiết bị phòng thí nghiệm… | Kim cương không chỉ được sử dụng trong trang sức mà còn có nhiều ứng dụng quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp, quang học, điện tử…. |
Giá trị | Giá trị của bạch kim phụ thuộc vào độ tinh khiết và trọng lượng. | Giá trị của kim cương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ trong, màu sắc, giác cắt và kích thước. |
Hướng dẫn bảo quản để giữ giá trị kim cương và bạch kim
Việc bảo quản đúng cách không chỉ giúp giữ gìn vẻ đẹp mà còn bảo vệ giá trị của trang sức kim cương và bạch kim theo thời gian. Một số lưu ý bạn cần ghi nhớ trong quá trình bảo quản những trang sức này:
- Tránh va chạm: Trang sức cần được bảo quản riêng biệt trong túi vải mềm hoặc hộp trang sức để tránh va đập và trầy xước.
- Làm sạch nhẹ nhàng: Dùng dung dịch làm sạch chuyên dụng, sử dụng bàn chải mềm để làm sạch bụi bẩn và dầu mỡ, sau đó lau khô bằng khăn mềm.
- Tránh hóa chất: Tránh tiếp xúc với hóa chất như chất tẩy rửa, nước hoa, mỹ phẩm… Vì chúng có thể làm giảm độ bóng của kim cương và bạch kim.
- Kiểm tra định kỳ: Mang trang sức đến cửa hàng trang sức chuyên nghiệp để kiểm tra và làm sạch định kỳ.
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ mua trang sức kim cương và bạch kim uy tín và chất lượng tại Việt Nam, Cao Hùng Diamond là một lựa chọn đáng cân nhắc. Chúng tôi cung cấp đa dạng các sản phẩm trang sức như nhẫn, bông tai, dây chuyền, vòng tay… được chế tác từ kim cương thiên nhiên chất lượng có độ tinh khiết, giác cắt hoàn hảo, cùng với chất liệu bạch kim cao cấp, có độ bền cao và không bị oxy hóa theo thời gian. Ngoài chất lượng sản phẩm, cửa hàng của chúng tôi còn được đánh giá cao về giá cả cạnh tranh và dịch vụ khách hàng chu đáo.
Sau bài viết, hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về hai kim loại đá quý bạch kim và kim cương. Mời bạn ghé thăm showrooms Cao Hùng Diamond, nếu cần được tư vấn thêm hoặc mong muốn sở hữu những sản phẩm trang sức chất lượng cao với giả cả cạnh tranh.