Tiêu chuẩn 4C của kim cương là gì? Tiêu chí nào quan trọng nhất?

Tiêu chuẩn 4C của kim cương là gì? Tiêu chí nào quan trọng nhất?

Để đánh giá kim cương một cách chuẩn xác nhất, các chuyên gia đá quý cần xem xét dựa trên những yếu tố thuộc tiêu chuẩn 4c của kim cương do GIA sáng lập. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn cái nhìn rõ hơn về những yếu tố trong hệ thống tiêu chuẩn này.

Hình ảnh các tiêu chuẩn 4C của kim cương

Tiêu chuẩn 4C của kim cương là gì?

Tiêu chuẩn 4C của kim cương là hệ thống đánh giá kim cương được tạo ra do Robert M. Shipley, nhà sáng lập của tổ chức GIA (Gemological Institute of America) thành lập năm 1940, là tổ chức đánh giá uy tín nhất trong lĩnh vực kim cương, đá quý và không làm việc hay làm việc cho bất kỳ đại lý kim cương nào.

Cụm từ 4C là viết tắt của Carat (trọng lượng), Color (nước màu), Clarity (độ tinh khiết) và Cut (giác cắt). Bằng cách kết hợp xem xét những yếu tố này, các chuyên gia sẽ đánh giá và xếp hạng giá trị của một viên kim cương trên thị trường. Báo cáo GIA là yếu tố cực kỳ quan trọng trong giao dịch kim cương, với thông tin chính xác và không bị ảnh hưởng từ bất kỳ đại lý nào.

Tiêu chuẩn 4C của kim cương là gì?

Sự ra đời của tiêu chuẩn 4C đã tạo nên đột phá mới trong ngành kim cương nói riêng và đá quý nói chung. Các tiêu chí trong tiêu chuẩn 4C của kim cương mang đến một quy chuẩn thống nhất, giúp việc đánh giá kim cương cụ thể và chính xác hơn. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể biết chính xác giá trị viên kim cương mình mua thông qua giấy tờ thẩm định của tổ chức quốc tế GIA, giúp việc trao đổi, mua bán trở nên dễ dàng và thuận tiện.

Các yếu tố trong tiêu chuẩn 4Cs của kim cương theo GIA

Là yếu tố giúp phân loại và xác định chất lượng, giá cả của một viên kim cương. Dưới đây sẽ là tổng hợp toàn bộ các tiêu chuẩn 4C, bạn có thể theo dõi Video sau hoặc tiếp tục đọc bài viết.

Video nói về tiêu chuẩn 4C của kim cương

COLOR – Nước màu kim cương

COLOR (nước màu) là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc xem xét, xác định giá trị kim cương.
Hệ thống đánh giá cấp độ nước màu của kim cương từ D đến Z như sau:

  • Không màu (D, E, F): Viên kim cương có màu trắng trong suốt, không bị pha tạp với một số màu sắc khác. Những viên kim cương có nước màu trong khoảng này được xem là hiếm và có giá trị cao nhất.
  • Gần như không màu (G, H, I, J): Các viên kim cương ở nước màu G-J vẫn đảm bảo có màu trắng đẹp nhưng có phần kém hơn so với kim cương màu D-F. Nếu nhìn kĩ vẫn có thể thấy một chút màu vàng hoặc nâu nhạt, tuy nhiên tỉ lệ màu sắc này không đáng kể, nhìn chung vẫn khá trong và đẹp.
  • Màu hơi vàng (K, L, M): Những viên kim cương trong khoảng này có tỉ lệ màu vàng hoặc nâu nhạt nhiều hơn đáng kể hơn so với các nhóm màu trước đó. Bạn có thể nhìn thấy những màu sắc này trong viên kim cương khi quan sát bằng mắt thường nếu nhìn kĩ.
  • Màu vàng nhạt (N, O, P, Q, R): Viên kim cương có cấp độ nước màu N-R sở hữu màu vàng hoặc nâu khá rõ rệt với tỉ lệ nhiều hơn, dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.
  • Màu vàng (S, T, U, V, W, X, Y, Z): Với những viên kim cương sở hữu màu sắc S-Z, ánh vàng hoặc nâu trong viên kim cương được biểu hiện khá rõ. Điều này khiến những viên kim cương S-Z có giá trị thấp hơn hẳn so với những cấp nước màu trên.

Xem thêm: Kim cương nước nào đẹp nhất

Nước màu của kim cương

Trên thực tế, viên kim cương càng trong suốt thì khả năng phản quang càng tốt và giá trị sẽ cao hơn. Vì vậy, các chuyên gia thường sử dụng bảng thang đo độ màu sắc được quốc tế công nhận để giúp việc xác định và phân loại màu kim cương trở nên dễ dàng hơn.

CLARITY – Độ tinh khiết kim cương

Bên cạnh yếu tố COLOR thì CLARITY cũng được xem là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu khi đánh giá kim cương. Hệ thống đánh giá Clarity (Độ trong suốt) trong tiêu chuẩn kim cương 4C được sử dụng để xác định mức độ hiện diện của những khuyết điểm trong một viên kim cương. Các khuyết điểm bao gồm vết nứt, tạp chất, vết khắc trong bên trong hoặc bên ngoài của kim cương.

Bảng phân chia cấp độ độ tinh khiết của kim cương:

STT Ký hiệu (GIA) Cấp độ Tình trạng
1 Flawless (FL) Hoàn toàn tinh khiết, không có bất kỳ bao thể nào
2 Internally Flawless (IF) Không xuất hiện bao thể bên trong
3 Very Very Slightly Included (VVS) VVS1 Xuất hiện bao thể rất rất nhỏ
VVS2
4 Very Slightly Included (VS) VS1 Xuất hiện bao thể rất nhỏ
VS2
5 Slightly Included (SI) SI1 Xuất hiện bao thể nhỏ
SI2
6 Included (I) I1 Có xuất hiện bao thể
I2
I3
  • IF (Internally Flawless – không có khuyết điểm): Đây là nhóm kim cương có giá trị cao nhất trong hệ thống đánh giá. Kim cương không có bất kỳ khuyết điểm nội nào khi được xem bằng kính hiển vi 10x. Những viên kim cương này khá hiếm và thường có giá thành đắt đỏ trên thị trường.
  • VVS1 và VVS2 (Very Very Slightly Included): Những viên kim cương trong nhóm này có rất ít khuyết điểm, chỉ có thể nhìn thấy được bằng kính hiển vi 10x. Các khuyết điểm gần như không đáng kể và không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
  • VS1 và VS2 (Very Slightly Included): Những viên kim cương VS1 và VS2 sở hữu một vài khuyết điểm nhỏ, có thể quan sát được bằng kính hiển vi 10x. Tuy nhiên, khuyết điểm nhỏ này không ảnh hưởng đáng kể đến vẻ đẹp của kim cương.
  • SI1 và SI2 (Slightly Included): Những viên kim cương trong nhóm này xuất hiện các khuyết điểm nhìn thấy được bằng mắt thường và có thể ảnh hưởng đến độ trong suốt của sản phẩm. Tuy nhiên, những khuyết điểm này thường không quá rõ ràng, có thể được giấu đi bởi các mặt cắt xén khéo léo.
  • I1, I2 và I3 (Included): Đây là nhóm có mức độ khuyết điểm cao nhất trong hệ thống đánh giá. Kim cương trong nhóm này có khuyết điểm lớn, có thể ảnh hưởng đến sự sáng của kim cương và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Trong hệ thống đánh giá Clarity, kim cương có độ trong suốt cao như IF, VVS và VS sẽ có giá trị cao hơn, trong khi kim cương có nhiều khuyết điểm như SI, I1, I2 và I3 sẽ có giá trị thấp hơn.

Độ tinh khiết của kim cương

CUT – Giác cắt kim cương

Cut (giác ) là một trong bốn yếu tố chính thuộc tiêu chuẩn kim cương 4C, thể hiện cách đánh giá chất lượng của việc mài cắt một viên kim cương, bao gồm các yếu tố như độ đối xứng, độ sáng và độ bóng. Việc mài cắt đúng cách sẽ tạo ra hiệu ứng ánh sáng nổi bật, giúp viên kim cương tỏa sáng rực rỡ hơn.

Hệ thống đánh giá cut gồm các danh mục sau:

  • Excellent (Xuất sắc): Đây là nhóm cao nhất trong hệ thống đánh giá CUT. Những kim cương trong nhóm này được mài đánh tốt nhất, tạo ra hiệu ứng ánh sáng đẹp và sang trọng.
  • Very Good (Rất tốt): Kim cương có độ CUT thuộc cấp độ Very Good được chế tác tốt, gần như không có khuyết điểm về độ đối xứng, ánh sáng hay độ bóng.
  • Good (Tốt): Kim cương trong nhóm này sở hữu giác cắt đẹp, gọn gàng, tuy nhiên độ tinh xảo sẽ kém hơn một chút so với hai nhóm trên.
  • Fair (Trung bình): Kim cương có độ CUT Fair được mài đánh vừa phải, tạo ra hiệu ứng ánh sáng không quá tốt.
  • Poor (Kém): Đây là nhóm thấp nhất trong hệ thống đánh giá CUT. Kim cương trong nhóm này được chế tác khá thô sơ, không tạo ra hiệu ứng ánh sáng đẹp và không thu hút.

Vết cắt làm cho những đặc điểm quang học của kim cương phát huy tối đa giá trị. Nếu thực hiện đúng cách, viên kim cương sẽ bắt ánh sáng và phản sáng rất tốt và ngược lại. Cho nên yêu cầu khi cắt kim cương đều phải dựa các yếu tố như sự cân đối, vết cắt, các góc cạnh …để tạo ra một viên kim cương có tỉ lệ hoàn hảo

Vết cắt của kim cương

CARAT – Trọng lượng carat

CARAT chắc hẳn là tiêu chí 4C quen thuộc nhất với mọi người, ngay cả đối với những người nghiệp dư hoặc không biết nhiều về kim cương. Carat là đơn vị đo trọng lượng kim cương được công nhận và thống nhất sử dụng chung trên toàn thế giới. 1 carat nếu quy đổi sẽ tương đương với 0,2 gam. Kim cương có trọng lượng càng lớn thì giá trị của viên kim cương đó càng cao.

Xem thêm: 1 Carat bằng bao nhiêu Gam, Ly, Chỉ, Kg? Cách quy đổi thế nào?

Trọng lượng của kim cương

Yếu tố nào quan trọng nhất trong tiêu chuẩn 4C của kim cương

Mọi tiêu chuẩn 4C của kim cương đều có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định giá trị của sản phẩm. Tuy nhiên, độ CUT hay chất lượng chế tác kim cương thường được coi trọng hơn bởi nó quyết định đến ngoại hình của sản phẩm. Tất nhiên, việc xác định giá trị viên kim cương cần được kết hợp đầy đủ giữa 4 yếu tố để đưa tới đánh giá chuẩn xác nhất.

Tiêu chuẩn 4C quan trọng nhất

Yếu tố khác ảnh hưởng đến kim cương như tiêu chuẩn 4C

Bên cạnh tiêu chuẩn 4C của kim cương thì còn có một số yếu tố khác góp phần đánh giá giá trị của kim cương:

Fluorescence – Độ phát quang của kim cương

Fluorescence hay còn gọi là độ phát quang của kim cương là hiện tượng một số kim cương tỏa ra ánh sáng khi có tia cực tím UV chiếu vào, loại tia này có ở khắp nơi nhưng không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Theo viện ngọc học đá quý Hoa Kỳ – GIA, khoảng 35% kim cương đá quý có tính chất này, với màu lơ phổ biến nhất, ngoài ra còn có màu trắng, vàng hoặc cam. Một viên kim cương phát quang màu lơ mạnh có thể làm giảm sắc vàng của viên đá dưới ánh sáng mặt trời, vì màu xanh lơ và vàng là hai màu đối nghịch. Tuy nhiên, nếu phát quang quá mạnh thì kim cương sẽ trông hơi mờ và điều này sẽ làm giảm giá trị của viên kim cương đó.

Cường độ phát quang của kim cương được chia thành những cấp độ như sau:

Fluorescence - Độ phát quang của kim cương

Size – Kích thước của kim cương

Kích thước là một yếu tố quan trọng khác có thể xác định giá trị của viên kim cương ngoài tiêu chuẩn 4C. Kích thước của kim cương bao gồm đường kính, độ dày và trọng lượng. Kim cương càng lớn thì sẽ càng hiếm có và giá thành sẽ cao. Đường kính và độ dày của kim cương được đo bằng milimet (mm) hay người Việt ta thường gọi là ly như kim cương 3ly, 6ly, 9ly… Đây là các thông số cơ bản giúp ta phân biệt kim cương, chọn ổ trang sức phù hợp, ước tính được trọng lượng carat của kim cương trên đồ trang sức và đánh giá được độ cân đối. Vì vậy, kích thước là một yếu tố không thể bỏ qua khi bạn muốn mua – bán và sử dụng kim cương hợp lý.

Size - Kích thước của kim cương

Những chia sẻ hữu ích ở trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về những tiêu chuẩn 4C của kim cương và tầm quan trọng của chúng khi xác định giá trị sản phẩm. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ tới Cao Hùng Diamond để được các chuyên viên đá quý tư vấn và giải đáp cụ thể.

Tham khảo thêm: Kim cương vvs1 và vvs2 khác nhau như nào? Giá bao nhiêu?

5/5 - (3 bình chọn)
Nhấp bên ngoài để ẩn thanh so sánh
So sánh