Bên cạnh các chế tác kim cương trong suốt thì kim cương tím chính là “báu vật” quý giá đã hút hồn rất nhiều tín đồ trang sức bởi vẻ đẹp huyền bí của chúng. Vậy loại kim cương này là gì? Nó có ý nghĩa đặc biệt ra sao?. Hãy cùng Cao Hùng Diamond chúng tôi khám phá nét bí ẩn của “báu vật” tự nhiên này nhé!

1. Tìm hiểu về kim cương tím
1.1 Kim cương tím là gì?
Kim cương tím có tên tiếng Anh là Violet Diamond, chúng mang màu sắc vô cùng độc đáo, được tạo nên bởi các tạp chất như Hydro và Boron bên trong mạng tinh thể.
Như những viên kim cương tự nhiên khác, kim cương tím cũng cần trải qua hàng tỷ năm dưới lòng đất. Điều khác biệt là quặng kim cương thô phải tiếp xúc với nồng độ Hydro, tiếp xúc càng lâu thì màu tím sau này sẽ càng đậm.
Một số tên gọi khác của kim cương tím có thể kể đến như: Kim cương hoa lan, kim cương nho, kim cương hoa oải hương, kim cương mận, kim cương màu hoa cà, kim cương tử đinh hương.

Kim cương tím trải qua quá trình định hình sẽ có các cấp độ màu sắc khác nhau gồm sắc tím, xanh tím và ánh tím. Trong đó, cấp độ màu được đánh giá hoàn hảo nhất chính là sắc tím và chúng sở hữu giá trị liên thành. Đây cũng chính là lý do mà rất nhiều chị em phụ nữ khao khát sở hữu nhẫn kim cương tím trong bộ sưu tập của mình.
1.2 Nguồn gốc kim cương tím
Kim cương tím có nguồn gốc từ các mỏ kim cương tại Úc, Nga và Canada. Chỉ có khoảng 1% kim cương tím tự nhiên trong tổng số kim cương được tìm thấy tại các địa điểm này nên đây là lý do chúng được xếp thứ hai về độ hiếm sau kim cương đỏ tự nhiên.

1.3 Điều gì tạo nên kim cương tím?
Như đã nói trên, kim cương có màu tím là bởi hai tạp chất chủ yếu Boron và Hydro. Mặc dù có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc nhưng hai tạp chất này thường được tìm thấy bên trong các viên kim cương tím tự nhiên.
Các chuyên gia của GIA cho rằng, nhiệt độ và áp lực trong quá trình hình thành cũng được cho là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến màu sắc của viên kim cương tím.

2. Phân loại kim cương tím
2.1 Kim cương tím tự nhiên
Kim cương tím tự nhiên là những viên chịu ảnh hưởng bởi nguyên tử Boron và Hydro trong mạng tinh thể, hình thành dưới lòng đất trong điều kiện áp suất và nhiệt độ cao. Chúng được xếp vào hàng hiếm và có giá trị rất cao trong lĩnh vực trang sức kim cương đá quý.

2.2 Kim cương tím nhân tạo
Kim cương tím nhân tạo được chế tác từ trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp tổng hợp hóa học. Sử dụng áp suất và nhiệt độ cao nhằm tạo ra một viên kim cương có sắc tím và tính chất giống hệt với kim cương tím tự nhiên.
Và điều hiển nhiên, kim cương tím nhân tạo xét về độ hiếm sẽ không thể nào bằng kim cương tím tự nhiên nên giá thành thường thấp hơn rất nhiều.

2.3 Kim cương xử lý nhiệt màu tím
Kim cương xử lý nhiệt màu tím là quá trình sử dụng nhiệt để thay đổi sắc tố từ màu trắng, màu vàng đến màu tím. Điểm khác biệt là sẽ sử dụng chính viên kim cương tự nhiên để thực hiện. Mục đích nhằm cải thiện màu sắc và gia tăng giá trị của viên kim cương.

3. Phân tích kim cương tím theo tiêu chuẩn 4C
3.1 Màu sắc
Có 3 tiêu chí dùng để đánh giá màu sắc của kim cương tím là tông màu, màu sắc và độ bão hòa.
Vì màu tím là sự kết hợp của màu đỏ và màu xanh lam (GIA) nên khi phân loại sẽ phân biệt giữa kim cương tím tông xanh và kim cương tím tông đỏ. Kim cương có màu tím chuẩn nhất sẽ có giá trị hơn và hiếm hơn.
GIA đã phân loại kim cương tím sâu hơn để mô tả độ bão hòa và tông màu cụ thể như: màu tím nhạt (Fancy Light), màu tím (Fancy), màu tím đậm (Fancy Intense), màu tím rực rỡ (Fancy Vivid), màu tím mạnh/ sâu (Fancy Deep) và màu tím sậm (Fancy Dark).

3.2 Vết cắt
Những kiểu cắt mang hình dáng lạ mắt thường khá được ưa chuộng đối với kim cương tím. Tiếp đó là các kiểu cắt phổ biến như hình quả lê, hình trái tim, hình bầu dục hay Marquise. Sở dĩ kiểu cắt tròn (Round – Brilliant) không được áp dụng nhiều là do không thể phát huy hết độ rực màu vốn có của viên kim cương tím.

3.3 Độ tinh khiết
Do độ hiếm có khó tìm nên tạp chất nhỏ không thật sự ảnh hưởng nhiều đến giá trị của một viên kim cương tím. Kim cương tím có thể chứa tạp chất nhìn được bằng mắt thường, nhưng nó vẫn có giá trị cao nếu màu sắc đủ tốt và sáng.
Kim cương tím tự nhiên thường có độ tinh khiết và tạp chất trong khoảng SI1 – I2. Tạp chất sẫm màu và các đám mây thường được tìm thấy trong kim cương tím, làm giảm độ trong. Loại kim cương này có độ trong từ VS2 trở lên rất hiếm, có giá bán vô cùng cao.

3.4 Trọng lượng
Đa phần các viên kim cương màu đều có trọng lượng dưới 1 carat. Vì thế, những viên kim cương màu có trọng lượng trên 5 carat là cực kỳ hiếm và thường được bán đấu giá vô cùng cao. Giá của kim cương tím tăng theo cấp số nhân, có tỉ lệ thuận với trọng lượng carat.

4. Ý nghĩa của kim cương màu tím
4.1 Dựa theo văn hóa phương Tây
Dựa theo văn hóa phương Tây, kim cương màu tím được coi là màu tượng trưng cho sự bí ẩn, niềm đam mê và vẻ đẹp hoàng gia. Nó còn đem lại cho chủ nhân sự bình an, cân bằng trong cuộc sống lẫn công việc.

4.2 Dựa theo văn hóa phương Đông
Trong văn hóa phương Đông thì kim cương màu tím còn được coi là đại diện cho tinh thần trường tồn, sự bền vững và vĩnh cửu. Được xem là biểu tượng của tình yêu chân thành, sự tôn trọng và thường là tín vật trao nhau trong các dịp lễ cưới.

5. Giá kim cương tím hiện nay bao nhiêu?
Kim cương tím hiện nay có giá khoảng 20.000 USD đối với một viên được cắt dạng Round – Brilliant trọng lượng 0,42 Carat. Tuy nhiên giá này sẽ thể thay đổi nếu tình hình thị trường có sự biến động.
Một vài yếu tố ảnh hưởng đến giá thành cũng có thể kể đến như: Thương hiệu, yếu tố 4C. Đặc biệt với kim cương tím, yếu tố màu sắc góp phần rất lớn trong việc quyết định giá thành (màu tím càng đậm thì đá càng cao).

6. Một số viên kim cương nổi tiếng nhất hiện nay
6.1 The Purple Orchid
Kim cương hoa lan tím còn gọi là The Purple Orchid. Hoa lan tím đã ra mắt lần đầu tiên tại Hội chợ Trang sức & Đá quý Hồng Kông vào năm 2014. Viên đá này tìm thấy ở mỏ không tên thuộc Nam Phi, nặng 3,37 carat. Giá bán ra khoảng 4 triệu USD (1,2 triệu USD/carat).

6.2 The Spirit of The Rose
The Spirit of The Rose nặng 14,38 carat được phát hiện tại một mỏ ở đông bắc nước Nga. Đây là viên kim cương màu hồng tím đắt nhất từng được bán đấu giá (theo Sotheby’s). Ngoài ra, mức giá được trả cho viên kim cương này lên đến 26,6 triệu USD.

6.3 The Royal Purple Heart
Royal Purple Heart nặng 7,34 carat được cắt hình trái tim, có thông tin giao dịch khá bí ẩn. Hiện nay, vẫn chưa xác định được viên đá đang thuộc về ai và đã được giao dịch với mức giá bao nhiêu. Phần lớn, các nhà sưu tập đều tin rằng viên đá này hiện đang nằm ở nước Nga.

6.4 The Supreme Purple Star
Trên thế giới hiện nay không có nhiều thông tin về viên đá này ngoại trừ việc nó xuất hiện lần đầu tiên ở London (năm 2002). Lúc đầu, chủ sở hữu viên đá này muốn bán viên đá đi vì nghĩ rằng nó có thể là một loại đá quý khác chứ không phải kim cương.
Sở dĩ có sự hiểu nhầm này là do viên đá này có sự kết hợp độc đáo giữa màu đỏ và màu tím khá khác biệt so với thông thường, khiến viên đá trở nên cực kỳ quý hiếm.

6.5 Argyle Violet
Đây là viên kim cương tím lớn nhất thế giới có tên Argyle Violet được tìm thấy vào khoảng tháng 8/2015 tại mỏ Argyle (Australia). Argyle Violet có hình bầu dục và trọng lượng 2.83 carat sau khi được đánh bóng (trọng lượng thô trước đó là 9.17 carat).

7. Một số câu hỏi thường gặp
7.1 Có Nên Mua Nhẫn Kim Cương Tím Không?
Vì kim cương tím thường rất đắt đỏ nên nhiều người thường băn khoăn không biết có nên mua nhẫn kim cương tím không? Sau đây là những thông tin giải đáp dành cho bạn:
Trước khi chọn mua nhẫn kim cương tím bạn phải cân nhắc khả năng tài chính của bản thân. Hơn nữa kim cương sắc tím tự nhiên còn cực kỳ khan hiếm nên bạn chỉ mua khi có tiềm lực tài chính cao.

Với kim cương ánh tím nhân tạo bạn sẽ chọn được mẫu trang sức tím theo như mong muốn. Quan trọng hơn hết là giá trị của nhẫn nhân tạo khá đa dạng và phù hợp với túi tiền của hầu hết người tiêu dùng.
Trên thị trường hiện có 2 dòng trang sức phổ biến là trang sức kim cương tự nhiên và trang sức kim cương tím Moissanite. Tùy thuộc vào nhu cầu và tình hình tài chính của bản thân mà bạn có thể lựa chọn mẫu nhẫn kim cương phù hợp với chính mình.
7.2 Kim cương màu tím quý hiếm như thế nào?
Kim cương màu tím cực kỳ hiếm. Trên thực tế, kim cương tím trong tự nhiên chiếm khoảng 1% tổng số kim cương được khai thác từ Canada, Serbia, và Úc, về độ hiếm thì chúng chỉ đứng sau kim cương đỏ.

7.3 So sánh kim cương tím với sapphire tím và thạch anh tím?
Kim cương tím và thạch anh tím cùng thuộc nhóm đá quý màu tím có sẵn trên thị trường. Tuy nhiên, Sapphire có ba sắc thái màu khác nhau, thạch anh tím có các biến thể như hoa oải hương và màu tím đậm, kim cương tím thì lại có nhiều độ sâu màu sắc khác nhau.
Sapphire và kim cương tím được xếp vào nhóm các loại đá quý còn thạch anh tím được xếp vào nhóm đá bán quý. Cả ba đều có độ cứng trên thang điểm Mohs cao. Đặc biệt, thạch anh tím có giá thấp nhất, còn sapphire có giá cao hơn và kim cương tím có giá cao nhất trong ba loại.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến kim cương tím mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn. Ngoài ra, nếu khách hàng có nhu cầu sở hữu những viên kim cương lấp lánh, sang trọng hãy ghé ngay Cao Hùng Diamond hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tận tình.
Nơi cung cấp trang sức kim cương uy tín giá rẻ hiện nay
CAO HÙNG DIAMOND
KIM CƯƠNG GIA – TRANG SỨC KIM CƯƠNG GIÁ RẺ, UY TÍN
Fanpage: https://www.facebook.com/caohungdiamond
Website: https://caohungdiamond.com/
Hệ thống showrooms:
CN Hồ Chí Minh: 35 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. HCM
CN Cần Thơ: 53 Trần Phú, Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Hotline: 0933 19 77 55 (Zalo)
Giờ làm việc: 8h – 20h
Chính sách thu đổi hấp dẫn
- Kim cương: đổi 0%, bán – 5%
- Trang sức : đổi – 10%, bán – 15%
- Kim cương GIA sau 5 năm bán 108% (lời 8%)
- Kim cương nâu là gì?
- Kim cương xanh lam là gì?
- Nhẫn kim cương hồng có gì đặt biệt?
- Kim cương trắng khác gì kim cương không màu?
- Bảng giá kim cương đen mới nhất
- Nhẫn kim cương vàng giá bao nhiêu?
- Tại sao kim cương đỏ quý hiếm nhất?